Luật Quy hoạch chậm thông qua: Bộ, ngành không muốn từ bỏ lợi ích

(Ngày Nay) - Hiện cả nước có gần 20.000 bản quy hoạch, chồng chéo, gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Để hạn chế điều này, Bộ KH&ĐT đã trình dự thảo Luật Quy hoạch và nhận được sự ủng hộ của Chính phủ, Quốc hội. Tuy nhiên việc thông qua luật bị lần lữa do các bộ, ngành không chịu từ bỏ lợi ích gắn với quy hoạch, gây cản trở quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Quy hoạch lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển không phù hợp. Trong ảnh, doanh nghiệp vận tải hàng hóa qua cảng Hải Phòng. Ảnh: Sỹ Lực
Quy hoạch lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển không phù hợp. Trong ảnh, doanh nghiệp vận tải hàng hóa qua cảng Hải Phòng. Ảnh: Sỹ Lực

Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, đến năm 2013, cả nước có 8.955 dự án quy hoạch (QH) thuộc mọi lĩnh vực từ cấp trung ương tới địa phương, với kinh phí lập hơn 6.720 tỷ đồng. Theo kế hoạch lập QH được Chính phủ phê duyệt, tới năm 2020, cả nước sẽ có 19.285 QH được lập, với tổng kinh phí gần 8.000 tỷ đồng.

Giữ QH nhằm hưởng lợi ích nhóm

Tại tọa đàm trực tuyến Luật QH với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế do Bộ KH&ĐT phối hợp với báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 17/10, ông Hoàng Thanh Tùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, sau khi nhìn thấy các bất cập, Quốc hội ủng hộ chủ trương sớm ban hành luật, đưa vào nghị quyết của Quốc hội năm 2012. Tuy nhiên, sau đó vì nhiều lí do nên hoãn rồi lại tiếp tục 3 lần đưa dự thảo luật vào nghị quyết xây dựng văn bản luật trong kỳ họp.

“Quy hoạch gắn với xin cho, giấy phép con, thậm chí việc biết sớm thông tin về quy hoạch còn đem đến lợi ích vật chất nên các bộ ngành khó từ bỏ”.     

Ông Hoàng Thanh Tùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Theo ông Tùng, Quốc hội, Chính phủ quyết tâm thực hiện từ nhiều năm nay nhưng hiện việc thông qua luật chậm trễ, khó khăn vì QH gắn với lợi ích cục bộ. Bộ, ngành có thẩm quyền QH thì có thể áp đặt ý chí chủ quan của bộ chủ quản. Khi QH không còn phù hợp lại tiếp tục chạy xin thay đổi, mở rộng QH. Như QH cảng biển đến 2010 (được phê duyệt 1999), đưa ra dự báo hàng hóa thông qua hệ thống cảng năm 2010 khoảng 200 triệu tấn. Nhưng theo số liệu của Cục Hàng hải, lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2009 đã là 214,08 triệu tấn; năm 2010 đạt 259 triệu tấn, vượt 30% dự báo.

“QH gắn với xin cho, giấy phép con, thậm chí việc biết sớm thông tin về QH còn đem đến lợi ích vật chất nên các bộ ngành khó từ bỏ”, ông Tùng nói.

Cùng quan điểm, PGS.TS Trần Trọng Hanh, Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, thông qua Luật QH, lợi ích của các bộ ngành sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Từ đó mất quyền xin cho, mất cái oai của mình. “Có nhiều lãnh đạo bộ ngành nói chúng tôi chỉ cần cái oai. Nhiệm vụ (QH ngành - PV) Chính phủ giao cho bộ ngành mình tại sao không giữ được; không giữ được thì giải thích như thế nào với anh em cấp dưới”, ông Hanh nói.

Ngoài lí do về lợi ích nhóm, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, chúng ta chưa chuyển được QH từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Tồn dư bao cấp rất lớn, theo kiểu nhà nước phải quyết định cái này, cái kia. Gần đây nhất là QH trồng cây mắc ca. Trồng cái gì là thị trường quyết định, nhà nước chỉ nên QH hai thứ chung nhất là nguồn lực và hạ tầng”, ông Võ nói.

TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho rằng, trước đây, trong tư duy quản lý, các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện chương trình, kế hoạch đã phê duyệt. Do đó bộ nào cũng phải tự đứng ra làm QH ngành của mình.

Không thể để mãi tình trạng xin cho

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông cho rằng, việc thông qua Luật QH rất khó vì phải “động” đến việc thay đổi thói quen, tập quán của các bộ, ngành mấy chục năm qua. Nếu có luật, sẽ loại bỏ 95 văn bản luật và 85 nghị định. Chính phủ đã bắt đầu tái cơ cấu từ bộ máy quản lý hành chính sang bộ máy kiến tạo, hành động, phục vụ nên không thể tiếp tục cách điều hành mọi việc đều phải xin cho như trước đây.

“Phải đặt bản đồ QH của tất cả các ngành lên bàn để tìm ra điểm so lệch. Chuyên gia của các ngành ngồi với nhau, tính toán trên mô hình của nền kinh tế, chứ không phải cắt bỏ cơ học và vẽ mới bản QH tổng thể quốc gia. Làm sao để tối ưu hóa nguồn lực hữu hạn của đất nước để phát triển”, ông Đông nói.

GS Đặng Hùng Võ cho rằng, Luật QH là bộ quy tắc để xây dựng kịch bản phát triển. Mọi thứ phải đặt trên không gian, lãnh thổ của đất nước. “Nhiều người nói là Bộ KH&ĐT làm điều này để kéo QH về bộ nhưng tôi khẳng định không phải như vậy mà xây dựng QH vì sự phát triển của đất nước”, Thứ trưởng KH&ĐT Đặng Huy Đông nói.

Theo Tiền Phong
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.