Xây dựng du lịch Hà Giang trở thành "địa chỉ đỏ" trên bản đồ du lịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 20/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang và Công ty Cổ phần truyền thông ADVER đã ký kết hợp tác trong việc quản lý vận hành ứng dụng chuyển đổi số du lịch Tripmap - Hà Giang.
Xây dựng du lịch Hà Giang trở thành "địa chỉ đỏ" trên bản đồ du lịch

Nằm ở khu vực giao thoa giữa hai vùng văn hóa Đông Bắc - Tây Bắc, Hà Giang được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế và giữ vị trí quan trọng trong phát triển du lịch vùng Trung du, miền núi phía Bắc và cả nước. Địa hình chia cắt rất mạnh, có tính phân bậc cao với nhiều đèo cao, vực thẳm kết hợp với thung lũng mở rộng và thác nước tạo nên cảnh quan hùng vĩ, độc đáo, là điều kiện lý tưởng để Hà Giang phát triển các khu, điểm du lịch. Tài nguyên du lịch đặc sắc, phong phú, tỉnh vừa được vinh danh là Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á.

Để tận dụng tối đa mọi phương thức, phương tiện quảng bá và cung cấp mọi nhu cầu tìm hiểu thông tin về văn hóa, thiên nhiên con người và cung đường di chuyển trên địa bàn tỉnh cho khách du lịch, Hà Giang đã tiên phong trong việc ký kết hợp tác quản lý nội dung chuyển đổi số du lịch với ứng dụng chuyển đổi số du lịch Tripmap. Hiện nay, Tripmap có sẵn trên cả nền tảng web và ứng dụng dành cho iOS, Android. Việc ký kết hợp tác thể hiện sự chuyên nghiệp, nâng tầm và minh bạch về tất cả các thông tin du lịch của Hà Giang.

Ông Lại Quốc Tĩnh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang cho rằng, việc ký kết hợp tác trong việc quản lý vận hành ứng dụng chuyển đổi số du lịch Tripmap - Hà Giang là một bước tiến và chuyển mình của du lịch địa phương. Hà Giang “tự tin” và “minh bạch” cho một cao nguyên đại ngàn huyền thoại, góp phần xây dựng du lịch bền vững của mảnh đất địa đầu Tổ quốc.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, lượng du khách đến tỉnh ngày một tăng, năm 2022 đạt xấp xỉ 2,3 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt 4.536 tỷ đồng. Trong 8 tháng của năm 2023, Hà Giang đón hơn 1,9 triệu lượt khách, trong đó có hơn 1,7 triệu lượt khách nội địa và gần 189.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch ước đạt gần 4.000 tỷ đồng. Du lịch của tỉnh Hà Giang đã và đang phát triển theo hướng bền vững, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, từ nay đến cuối năm 2023, Hà Giang tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch hấp dẫn, nổi bật như: Giải đua xe địa hình Tinh thần đá; Lễ hội hoa Tam giác mạch; Lễ đón Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn… Chính vì vậy, việc đưa vào hoạt động ứng dụng Tripmap - Hà Giang là một hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy chuyển đổi số du lịch, tạo môi trường du lịch lành mạnh, công bằng và thuận lợi, đặc biệt tăng cường tính kết nối, tương tác giữa du khách, doanh nghiệp, người dân và chính quyền.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá để đưa ứng dụng Tripmap trở thành ứng dụng phổ biến, thuận lợi và tin cậy. Góp phần xây dựng du lịch Hà Giang trở thành điểm đến thân thiện, an toàn, bản sắc, một "địa chỉ đỏ" trên bản đồ du lịch Việt Nam và trên thế giới.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.