Xe đẩy Yatai - nét ẩm thực đường phố độc đáo của Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Fukuoka, thành phố đông dân thứ sáu của Nhật Bản tính, được mệnh danh là nơi có nhiều hàng ăn ngoài trời nhất cả nước.
Xe đẩy Yatai - nét ẩm thực đường phố độc đáo của Nhật Bản

Những quầy hàng tại Fukuoka thường được gọi là yatai, vốn là một phần tạo nên nét đặc trưng cho nền ẩm thực của thành phố. Du khách có thể dễ dàng bắt gặp các yatai tại những tuyến phố lớn dành cho người đi bộ.

Vào ban ngày, các yatai sẽ biến mất để nhường đường cho người đi bộ trên vỉa hè. Nhưng khi đêm xuống, thành phố Fukuoka trở thành một thiên đường ẩm thực đường phố.

Các tiểu thương đẩy các xe thực phẩm và đỗ xe tải dọc theo các con phố, phục vụ mọi thứ từ gyoza (một loại bánh bao nhỏ) cho đến mì ramen, thịt xiên hay món lẩu gà địa phương oden, kết hợp với các loại bia lạnh như Asahi hoặc Sapporo.

Nick Szasz, một cư dân Nhật Bản gốc Canada, người điều hành trang web tiếng Anh Fukuoka Now, cho biết: “Yatai là nơi tốt nhất để kết bạn. Đặc biệt là vào mùa đông".

Xe đẩy Yatai - nét ẩm thực đường phố độc đáo của Nhật Bản ảnh 1

Thực khách phải chấp nhận ngồi gần nhau khi dùng bữa tại yatai. Ảnh: CNN

Hầu hết các xe đẩy yatai chỉ có thể chứa từ 6-10 thực khách, mọi người được khuyến khích chen chúc nhau trên những chiếc ghế dài hoặc những chiếc ghế đẩu chật chội. Trong mùa đông, nhiều yatai giữ ấm cho khách hàng bằng cách che băng ghế của họ bằng rèm dày, khiến trải nghiệm ẩm thực tại Fukuoka trở nên đáng nhớ.

Dù người Nhật đôi khi nổi tiếng về cử chỉ lịch sự, Szasz giải thích rằng việc trò chuyện với người lạ trong khi chen chúc với nhau tại yatai được coi là nét ứng xử lễ phép.

Được mệnh danh là "thiên đường ẩm thực đường phố" của Nhật Bản, chính quyền thành phố Fukuoka đã có nhiều cách làm sáng tạo để phát triển thương hiệu địa phương.

Nhật Bản từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, nhiều người trẻ đổ dồn tới các đô thị lớn làm việc gây ra tình trạng mất cân bằng trong thị trường lao động.

Vào năm 2010, ông Sōichirō Takashima, người được bầu làm thị trưởng Fukuoka, đã nghĩ ra cách để thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học và các tiểu thương trẻ trên khắp đất nước tới đây lập nghiệp bằng cách cung cấp các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ, giá thuê mặt bằng phải chăng và không gian làm việc chung.

Một trong những sáng kiến ​​lớn được thị trưởng Takashima thúc đẩy đó là cải tiến các yatai, cụ thể là thành lập một ủy ban để quản lý hoạt động của các xe bán đồ ăn.

Ủy ban đã thiết lập một số quy tắc cơ bản cho yatai, chẳng hạn như chỉ cho phép tối đa 120 xe đẩy hoạt động (hiện có 96 chiếc đã được đăng ký), yêu cầu giá cả phải được trưng bày ở nơi dễ thấy và cấm bán thực phẩm tươi sống.

Việc cải tổ ngành công nghiệp ẩm thực đường phố đã tạo ra một thế hệ tiểu thương trẻ, những người đang thử nghiệm những phong cách và hương vị mới để thu hút người dân địa phương và du khách tìm đến yatai.

Kensuke Kubota, người được đào tạo tại nhà hàng Nhật Bản Zuma ở London, hiện đang phục vụ món bruschetta kiểu Ý phủ mentaiko, một loại trứng cá tuyết cay vốn là loại gia vị phổ biến nhất ở Fukuoka.

Và thức ăn không phải là điểm thu hút duy nhất. Nhiều xe đẩy có thiết kế hoặc kiểu dáng đặc biệt mang lại cảm giác thích thú cho thực khách.

Ví dụ, yatai mang tên Telas & Mico của Kybota được sơn màu xanh neon nổi bật trên vỉa hè đông đúc, sầm uất cạnh ga xe lửa Nianjin.

Chủ sở hữu của yatai Keiji ở khu phố thời trang Akasaka từng làm thợ mộc cho các đền thờ Thần đạo, vì vậy ông đã làm cho chiếc xe đẩy của mình trông giống như một ngôi đền.

Cơ quan du lịch Fukuoka đã tạo một trang web tiếng Anh với các bản đồ và chỉ dẫn về yatai.

Trang web lưu ý rằng yatai, bất chấp tất cả các quy định mới, vẫn mang phong cách rất đường phố. Người chủ có thể quyết định không mở cửa vào một đêm nào đó nếu thời tiết xấu hoặc nếu đầu bếp bị ốm.

Nhưng yếu tố bất ngờ là một trong những điều khiến ẩm thực đường phố trở nên thú vị tại Fukuoka.

Theo CNN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).