Ô tô Trung Quốc mất chỗ đứng trên thị trường Việt

Mặc dù giá rẻ nhưng sau một thời gian bùng nổ, xe Trung Quốc lại rơi vào tình trạng... “đắp chiếu” vì chất lượng không phù hợp với môi trường Việt Nam.
Ô tô Trung Quốc mất chỗ đứng trên thị trường Việt

Trải qua một năm ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam, lượng ô tô xuất xứ Trung Quốc tăng đột biến nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn, những chiếc ô tô mang xuất xứ Trung Quốc liền bị khách hàng quay lưng.

Nguyên nhân ô tô Trung Quốc tăng lên quá nhanh trên thị trường Việt là nhờ giá thấp. Ví dụ các dòng xe Trung Quốc như Dongfeng, Sinotruk, FAW, JAC, Chenglong,... nhập vào Việt Nam bán với giá thường chỉ bằng 2/3, có xe giá chỉ bằng 1/2 so với xe trong nước lắp ráp hoặc xe Hàn Quốc và Nhật Bản cùng loại.

Ô tô Trung Quốc mất chỗ đứng trên thị trường Việt ảnh 1

Xe Trung Quốc tồn trên một bãi xe ở Tp. HCM. Ảnh Pháp Luật TPHCM

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cũng thừa nhận trong buổi trao đổi với báo Pháp Luật TPHCM, bên cạnh nguyên nhân nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước tăng lên, Việt Nam nhập nhiều xe còn do chính sách kiểm soát chặt trọng tải.

Trung Quốc đã nắm bắt tình hình, thay đổi các dòng xe cho phù hợp với khách hàng Việt Nam. Trả lời phỏng vấn của báo Pháp Luật TPHCM, đại diện Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) nhìn nhận: “Nhiều nhà nhập khẩu xe của Việt Nam đã sang tận Trung Quốc yêu cầu nhà sản xuất lắp đặt lại cấu hình, đổi tải trọng xe cho nhẹ hơn phù hợp với quy định của Việt Nam. Quả thật Trung Quốc chớp thời cơ, thay đổi nhanh theo chính sách Việt Nam cũng như nhu cầu của khách hàng Việt. Trong khi đó nguồn xe do các doanh nghiệp (DN) sản xuất, lắp ráp trong nước thời điểm đó lại không đáp ứng nhu cầu. Còn xe tải Hàn Quốc, Nhật Bản ra một mẫu xe phải mất sáu tháng để lên ý tưởng, thiết kế, động cơ phù hợp…”.

Theo thống kê, xe ô tô Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam thời gian qua chủ yếu là ô tô tải tự đổ, ô tô đầu kéo, sowmi rơ mooc… Đa số là các dòng xe vận tải phục vụ các ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, hàng loạt xe nhập khẩu Trung Quốc đều bị rơi vào tình trạng xếp trong kho.

Phóng viên báo Pháp Luật TPHCM đã có buổi khảo sát thị trường này tại một số công ty kinh doanh ô tô có mặt tiền trên quốc lộ 1A, quận 12, TP.HCM.

Một chủ cơ sở này cho biết, vào đợt rầm rộ nhất, lượng xe bán ra cứ vài chục ô tô Trung Quốc/tháng nhưng đến những tháng cuối năm, xe bán ra nhỏ giọt, chỉ 1-2 xe. Đến năm 2016 thì chưa bán được xe nào.

Các chủ công ty kinh doanh cho rằng, tình trạng này là do dự tính mức tiêu thụ xe trên thị trường sai nên nhiều cơ sở nhập khẩu ô tô đã nhập về một lượng lớn hơn nhu cầu.

Khảo sát tại nhiều đại lý bán xe ô tô khác, nhóm PV cũng nhận thấy ô tô Trung Quốc còn nằm bãi rất nhiều do bán không được. Chủ một đại lý thừa nhận xe Trung Quốc chất đầy bãi, không biết tiêu thụ ở đâu.

Trước tình trạng ế ẩm, lỗ nặng trước mắt, một số cơ sở đã phải giảm giá bán, chạy các chương trình khuyến mại, hỗ trợ người mua xe…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe “đắp chiếu” trong bãi chính là việc xe Trung Quốc có chất lượng kém, thường chỉ sử dụng khoảng 3-4 năm là hỏng hóc, trục trặc, độ an toàn không cao.

Nhiều người sau một thời gian sử dụng xe Trung Quốc đã bị “vỡ mộng”, phải giải tán và chuyển sang mua xe lắp ráp trong nước như Thaco, Veam hoặc xe nhập khẩu từ Nhật, Hàn Quốc. Đây chính là cơ hội lớn cho các loại xe sản xuất, lắp ráp nước nhà được phát triển.

P.V

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.