Xem xét thu phí tham quan Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Theo Quyết định số 2131/QĐ-UBND, UBND tỉnh Hà Giang vừa phê duyệt Đề án thu phí tham quan Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là một bước trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở xây dựng Nghị quyết, dự kiến trình Kỳ họp HĐND tỉnh Hà Giang trong tháng 12/2023 xem xét, quyết định.
Xem xét thu phí tham quan Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn

Theo Đề án, đối tượng thu phí là khách du lịch đến vùng Công viên Địa chất, bao gồm các loại hình du lịch. Mức thu phí đề xuất với người lớn là 30 nghìn/người/đêm; trẻ em 15 nghìn/người/đêm. Hà Giang sẽ thu phí tập trung một lần với hình thức thu phí trên đầu người lưu trú qua đêm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú ở 4 huyện trên vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn gồm: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ, không bao gồm phí tham quan tại các điểm du lịch như: Hang Lùng Khúy (huyện Quản Bạ); Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Vương, Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Cột cờ Lũng Cú (huyện Đồng Văn).

Theo số liệu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, ước tính năm 2024, lượng khách đến Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn có thể đạt gần 1,8 triệu khách, số tiền phí thu được khoảng 48 tỷ đồng. Số tiền này sau đó sẽ được trích lại một phần (40%) cho đơn vị tổ chức quản lý thu phí, các cơ sở kinh doanh lưu trú của 4 huyện vùng cao nguyên đá, phần còn lại (60%) sẽ được nộp vào ngân sách để phục vụ bảo tồn, bảo vệ và phát huy giá trị của Công viên Địa chất.

Đơn vị quản lý thu phí là UBND các huyện, xã, thị trấn vùng Công viên Địa chất. Trong đó cấp huyện có trách nhiệm in ấn, phát hành vé, tổ chức quản lý thu phí, cấp phát vé cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú; các xã, thị trấn có trách nhiệm tổ chức quản lý thu phí, cấp phát vé.

Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn thành lập tháng 9/2009, được Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO chính thức công nhận là thành viên vào tháng 10/2010. Công viên Địa chất có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, an sinh và an ninh - quốc phòng của tỉnh Hà Giang. Kể từ khi thành lập, tỉnh Hà Giang đã triển khai có hiệu quả công tác xây dựng và phát triển Công viên Địa chất, đặc biệt là bảo tồn di sản, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, phát triển du lịch.

Đến nay, Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn đã xuất sắc vượt qua 3 kỳ tái đánh giá tư cách thành viên Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong định hướng cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội vùng cao nguyên đá, tạo sinh kế cho người dân vươn lên giảm nghèo bền vững.

Đánh giá khả năng đóng góp của người nộp phí và hiệu quả thu phí, ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang cho biết: Công viên Địa chất có địa hình rộng và tương đối phức tạp. Hiện tại Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn đang đưa vào khai thác và sử dụng 4 tuyến du lịch trải nghiệm với 59 điểm di sản. Đến trước thời điểm xây dựng đề án thu phí, trên địa bàn Công viên Địa chất đang tổ chức thu phí tham quan tại 3 điểm di sản, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu bảo tồn, xây dựng và phát huy các gia trị di sản vùng Công viên Địa chất.

Theo ông Nguyễn Hồng Hải, việc tổ chức thu phí sẽ góp phần tăng thu ngân sách, hạn chế việc bổ sung kinh phí của cấp trên trong lĩnh vực văn hóa - du lịch trên địa bàn Công viên Địa chất; tạo nguồn kinh phí cho công tác vệ sinh môi trường, bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị các điểm di sản. Đồng thời, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại, dịch vụ; làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình xúc tiến, quảng bá hình ảnh đến đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển ngành du lịch, dịch vụ nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội của Hà Giang nói chung…

Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 7, giật cấp 8.
Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan đến thông tin lực lượng công an đến trụ sở ngày 6/9.
VNG bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc giữa “giông bão”
(Ngày Nay) - Đêm qua (6/9/2024), Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan thông tin lực lượng công an đến trụ sở vào sáng cùng ngày. Sự kiện xảy ra chỉ vài ngày trước sinh nhật lần thứ 20 của doanh nghiệp này.
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
(Ngày Nay) - Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) ngày 6/9 thông báo, Na Uy vừa ghi nhận một ổ dịch bệnh lưỡi xanh tại một trang trại chăn nuôi cừu ở miền Nam nước này.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 8
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 8
(Ngày Nay) - Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 6/9, tăng trưởng việc làm của nước này trong tháng 8/2024 thấp hơn kỳ vọng, song tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 4,2% cho thấy thị trường lao động đang chậm lại một cách ổn định, làm gia tăng khả năng sẽ không có một đợt cắt giảm lãi suất lớn trong cuộc họp tới đây của Cục Dự trữ liên bang (Fed) .
Tám tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 1,4 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8
(Ngày Nay) - Trong tháng 8/2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,43 triệu lượt người, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.
Biệt thự tại số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong dự án "Hồi sinh một di sản kiến trúc Pháp". Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Xây dựng cơ chế khai thác hiệu quả biệt thự công tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, việc quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội mặc dù được quan tâm nhưng chất lượng nhiều biệt thự đã xuống cấp, không có đủ kinh phí để bảo trì, cải tạo, sửa chữa.