Xu hướng truyền thông và bán hàng thời hậu Covid

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thị trường truyền thông và bán hàng trên Online hiện đang có rất nhiều thay đổi mới lạ: Cùng với sự bùng nổ của những nền tảng mạng xã hội mới như TikTok, Livestream Facebook… với những phiên livestream bán hàng nở rộ, với những Idol bán hàng nổi tiếng. Tóm lại một thế giới bán hàng bằng nội dung mới đang bắt đầu hình thành khuấy động mạng xã hội.
Xu hướng truyền thông và bán hàng thời hậu Covid

Để tìm hiểu thêm về xu hướng Nội Dung truyền thông (Content), chúng tôi có buổi phỏng vấn với một người nổi tiếng về tạo nội dung trên mạng xã hội: chuyên gia truyền thông mạng xã hội Trần Chí Hiếu (Hiếu Orion)

Hiếu Orion là một trong những chuyên gia về truyền thông mạng xã hội nổi tiếng tại Việt Nam, đã từng làm về truyền thông tại các Tập đoàn lớn Việt Nam như: Ban truyền thông FPT, từng giữ vị trí GĐ truyền thông MXH tại tập đoàn Vingroup. Sáng lập công ty truyền thông Orion Media với những chiến dịch rầm rộ mạng xã hội như Vodka Cá Sấu.

Xu hướng truyền thông và bán hàng thời hậu Covid ảnh 1

Chào anh Hiếu Orion, anh nhận định gì về xu hướng truyền thông và bán hàng trên mạng xã hội hiện tại?

Hiện tại trên thị trường đã có rất nhiều sự thay đổi, nó cũng chính là xu hướng mới. Cách đây khoảng 5 năm, tôi là một trong những người nghiên cứu rất kỹ về các nội dung (content) để lan tỏa cộng đồng, để bán hàng… mà người ta gọi chuyên môn là Viral Video Content. Chúng tôi đã triển khai rất nhiều chiến dịch truyền thông bán hàng dạng Viral Content này thành công – điển hình là Vodka Cá Sấu. Tuy nhiên vào thời điểm này, tôi thực sự shock vì thế giới Online đã thay đổi quá nhanh!

Ví dụ như trước kia 1 chiến dịch bán hàng của chúng tôi phải triển khai từng bước để tạo nhận diện, tạo ấn tượng, tạo hiểu biết… rồi mới bán hàng. Nó như biểu đồ này với từng bước Biết – Hiểu – Tin – Thích – Dùng.

Ví dụ với chiến dịch Vodka Cá Sấu, chúng tôi đã phải đẩy mạnh 1 chiến dịch suốt 1 tháng giời chỉ để tạo nhận biết – không nói quá nhiều tới sản phẩm. Sau đó là chiến dịch tạo “Hiểu” và “Tin” về sản phẩm…

Xu hướng truyền thông và bán hàng thời hậu Covid ảnh 2

Nhưng trong thế giới mới này, 1 ai đó livestream 1 sản phẩm mới tinh mà mọi người chưa từng Biết – hay Hiểu - về nó, và chỉ với cảm xúc có được khi xem livestream, đám đông sẵn sàng mua hàng ngàn sản phẩm. Với doanh số Livestream ở Việt Nam có vài người bán doanh thu hơn 1 tỷ trong 1 tối livestream bán hàng là chuyện bình thường.

Tại Trung Quốc, có nhiều IDOL đã bán được hơn 100 triệu usd (khoảng hơn 2.000 tỷ đồng Việt Nam) chỉ trong 1 buổi livestream, như Vi Á, Lý Giai Kỳ. Thực sự kinh khủng!

Xu hướng này đã vượt qua tất cả các bước quy trình Biết – Hiểu – Tin. Và chỉ vì Thích (mà không phải thích sản phẩm mà là thích người giới thiệu) là họ đã Mua sản phẩm.

Với xu hướng này, những ngôi sao bán hàng đã sử dụng mô hình sản xuất nội dung (content) dạng cảm xúc để tác động tới hành vi mua hàng của đám đông – đây là 1 môn nghệ thuật trình diễn thật tuyệt vời!

Và tại Việt Nam, xu hướng này sẽ tạo ra 1 cơn “đại hồng thủy” không thể tránh khỏi về mua sắm: các kênh Thương Mại Điện tử truyền thống và các cửa hàng bán ngoài đường phố sẽ bị ảnh hưởng khá lớn.

Anh có thể nói lý do các kênh Thương Mại Điện tử bị ảnh ưởng được không?

Nói tóm tắt là thế này: mọi nội dung trên Mạng xã hội tăng trưởng theo cấp số nhân mỗi ngày, nhưng quỹ thời gian của con người thì hữu hạn – vẫn vậy không thể tăng! Do đó việc của các nhà sản xuất nội dung không phải là khiến con người xem nhiều hơn, mà là “giằng miếng ăn” từ đối thủ: Làm sao người dùng có thể bỏ sử dụng content của đối thủ và dùng quỹ thời gian hiếm hoi của họ cho bạn.

Và bởi vậy, hãy hiểu nhu cầu của Cư dân mạng để hiểu họ sẵn sàng chi cái “quỹ thời gian” của họ cho những việc vì?

Mỗi ngày nếu trừ đi 8 tiếng ngủ, 8 tiếng làm việc, 1 tiếng di chuyển và làm những việc cơ bản của bản thân (đánh răng rửa mặt, di chuyển) thì bạn còn 6 tiếng cho những việc bạn thích - tạm gọi là thời gian rảnh rỗi.

Trong 6 tiếng đó con người sẽ dành cho các nhu cầu như: Giải trí, Kết nối trò chuyện bạn bè, Học tập, Mua sắm… Và thứ tự ưu tiên luôn được dành cho những lĩnh vực Giải Trí, Kết nối buôn dưa lê…

Thương Mại Điện Tử thuộc nhóm mua sắm, và thực tế là thời gian mua sắm không thể cao bằng giải trí: chỉ khoảng bằng 20% giải trí – trừ khi bạn đang thất tình chỉ ngồi nhà mua sắm thì nó sẽ cao hơn!

Và TikTok đã chiếm quỹ thời gian vì nó là 1 “món ăn nhanh”, và là 1 “món ăn ngon” vì là video ngắn và thú vị: TikTok đi đầu với việc video ngắn, rất phù hợp với cái thế giới online ngày càng bận rộn (giống kiểu bạn bận thì bạn không thể rề rà đi ăn lẩu mà phải ăn ngay 1 món gì đủ no đủ ngon như KFC chẳng hạn)

Và lúc này, món ăn nhanh mang tên TikTok không còn chỉ là Giải Trí – mà nó như 1 viên thuốc trị mệt mỏi.

Rồi đùng 1 ngày, TikTok cho thêm chức năng TikTok shop để giúp 1 ai đó thao tác mua ngay trên nền video đang phát – và tiện lợi đến mức chỉ 10 giây là bạn mua được món đồ của IDOL bạn đang “chém gió” mà không bị ngắt quãng xem tiếp nội dung – thì lúc này thế giới online đã bắt đầu bước sang 1 xu hướng mới, đó là xu hướng Mua Sắm Giải Trí (Shoppertainment)

Và khi họ thích họ mua không cần tìm hiểu kỹ, đó là tâm lý con người rồi. Có câu này tôi thấy rất đúng: “Khi cảm xúc đi lên, thì lý trí đi xuống”, người xem đã thích thì mua thôi!

Và Mua Sắm Giải Trí sẽ tác động mạnh tới các nền tảng Thương Mại Điện Tử khác là như vậy! Tất cả chỉ nhờ Nội Dung (Content)

Xu hướng truyền thông và bán hàng thời hậu Covid ảnh 3

Như vậy thì với xu hướng Nội dung phục vụ Mua bán Online hiện tại, liệu mô hình Viral Video như trước kia anh làm có bị biến mất và thay thế bằng loại Nội dung khác không?

Viral Video sẽ không biến mất, nó sẽ chuyển dịch thay đổi 1 chút để phù hợp với môi trường, với mục tiêu. Thay đổi của nó sẽ là:

- Chuyển sang dạng Video ngắn (short video): chỉ khoảng 1 – 2 phút.

- Video sẽ chuyển nhiều sang dạng video dọc để thích ứng với TikTok, Reels video của Facebook.

- Chuyển sang dạng Livestream: trước kia diễn viên sẽ đóng video ngắn, còn giờ diễn viên sẽ trò chuyện và kể chuyện dài với người xem hàng giờ đồng hồ.

Và với xu hướng Video livestream sẽ lên ngôi, sẽ bùng nổ vai trò của yếu tố “nhân vật” con người: các vai trò Chuyên Gia, và các kênh mang tính Nhân vật, Con người sẽ tác động cảm xúc và hành vi hơn các kênh mang tính truyền tin dạng báo chí, trang tin… trên mạng xã hội.

Vai trò con người sẽ trở thành 1 bộ lọc thông tin, 1 bộ lọc sản phẩm dựa trên phong cách (style) của từng người!

Nói cách khách: Giai đoạn tới, hành vi mua của đám đông sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự “Giới thiệu” từ những “nhân vật” trên mạng xã hội.

Xu hướng truyền thông và bán hàng thời hậu Covid ảnh 4

Các kênh truyền thông cũ sẽ đóng vai trò gì trong xu hướng bán hàng Mạng xã hội này?

Khi bạn gặp quá nhiều lời mời về những sản phẩm, thì lúc này bạn sẽ không tin lắm đến các quảng cáo hoành tráng, bạn sẽ cần đến lời khuyên từ bạn bè, từ các chuyên gia!

Tại sao vậy? xem lại các giai đoạn cơ bản của 1 xu hướng. Thường qua 5 bước:

- Khởi động > Bùng Nổ > Bão Hòa > Sàng Lọc > Thu gọn.

Ta áp dụng vào xu hướng mua sắm online nhé:

Với xu hướng mua sắm online này, Việt Nam đang ở giai đoạn 1 là Khởi động: Các nền tảng (platform) đang chuyển dần sang mua bán: TikTok Shop ra đời, Facebook đẩy mạnh Livestream.

Và sắp tới, Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn Bùng Nổ. Giai đoạn này sẽ là lúc thị trường mua bán Online nhẩy vọt. Giai đoạn này hình thành khi hội tụ đủ 3 điều kiện:

- Thứ nhất, đó là các Nền Tảng đáp ứng đầy đủ công cụ, công nghệ cho việc bán hàng Online: Các chức năng mua online, các nền tảng Livestream, nền tảng Donate tiền…

- Thứ hai, cơn lốc mua sắm sẽ được hình thành tiếp khi các “hạ tầng mua bán” được đáp ứng đầy đủ: Các nền tảng giao nhận ship hàng, các nền tảng thanh toán online - ở thời điểm này (giữa năm 2022) thì Việt Nam đã gần như hoàn thiện các điều kiện này, các dịch vụ ship hàng, các nền tảng thanh toán online đã rất ngon lành: bạn chỉ mất hơn 10.000 vnd là có thể ship hàng toàn Quốc.

- Thứ ba, đây là thứ quan trọng nhất quyết định xu hướng mua sắm bùng nổ: đó là tâm lý cộng đồng. Khi cộng đồng đã coi việc mua sắm là bình thường, sẵn sàng đặt online mà không còn sợ bị lừa, không còn e ngại như ngày xưa… thì đó là lúc họ sẵn sàng mua sắm mọi nơi mọi chỗ. Đại dịch Covid cũng góp 1 phần cho cuộc “tiến hóa tâm lý” này!

Và sau chu kỳ Bùng Nổ, sẽ đến chu kỳ Bão Hòa: Cộng đồng sẽ rất mệt mỏi vì có quá nhiều người bán, và có quá ít thông tin xác thực và uy tín.

Lúc này chính là lúc Cộng đồng sẽ bắt buộc phải chuyển qua giai đoạn “Sàng Lọc”

SÀNG LỌC thông tin trong mua bán có nhiều cách, và 1 trong những cách đó chính là xu hướng Review đánh giá của Người Ảnh Hưởng. Lúc này xu hướng review sẽ lên ngôi, những chuyên gia sẽ trở thành “bộ lọc” giúp mọi người có được lựa chọn mua sắm tốt nhất!

Dĩ nhiên sẽ có những “chuyên gia rởm”, nhưng đó là 1 điều không thể tránh được, và xã hội sẽ tự đào thải những thứ rởm đó thôi.

Còn các kênh truyền thông chính thống như truyền hình, báo đài sẽ tác động tới giai đoạn Nhận Biết sản phẩm. Niềm tin sẽ không đến nhiều từ những kênh này.

Xu hướng truyền thông và bán hàng thời hậu Covid ảnh 5

Và anh chuẩn bị gì cho xu hướng này?

Tôi vẫn làm 2 thứ tôi thích làm nhất và giỏi làm nhất: Nội dung và IDOL. Tuy nhiên với 1 mục tiêu khác: đó là bán hàng!

Trước kia tôi đã từng lập 2 công ty Orion Media – về Nội dung và công ty Người Ảnh Hưởng – về chăm sóc phát triển người nổi tiếng. Có những IDOL đã đến với chúng tôi từ con số 0 – giờ đã trở thành người nhiều triệu Follow: như Ngô Lan Hương, Nhật Anh Trắng, Tuấn Tiền Tỷ…

Và giờ, tôi sẽ tiếp tục xây dựng 1 hệ sinh thái mới cho những ngôi sao Online đó, chỉ khác là mục tiêu lần này sẽ không chỉ là “thương hiệu” nữa: chỉ tác động tới cảm xúc đám đông - mà sẽ là sự chuyển đổi: tác động tới “hành vi mua sắm” của đám đông nữa.

Tôi đang xây trường đào tạo về Livestream bán hàng. Và tôi cung cấp các dịch vụ về TikTok và Livestream để giúp các khách hàng tiếp cận

Giai đoạn tới, chúng tôi đang phối hợp cùng các đơn vị như TikTok và Techfest Việt Nam triển khai các chiến dịch giúp các Làng Nghề Việt Nam tiếp cận được nhiều hơn tới khách hàng – đây là xu hướng B2C (Business to Consumer) giúp các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, không qua nhiều trung gian. Nó chính là mấu chốt giúp nhiều Nông dân và làng nghề không bị bỏ bom phải suốt ngày giải cứu.

Xu hướng truyền thông và bán hàng thời hậu Covid ảnh 6

Cảm ơn và chúc anh thành công!

TIN LIÊN QUAN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: