Xuất khẩu thủy sản giảm so với cùng kỳ

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt hơn 7 tỷ USD, giảm 2% so cùng kỳ.
Sản xuất chế biến cá tra tại ĐBSCL
Sản xuất chế biến cá tra tại ĐBSCL

Ngày 30/11, tại ĐBSCL, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị “Phát triển bền vững ngành thủy sản”. 

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt hơn 7 tỷ USD, giảm 2% so cùng kỳ; trong đó mặt hàng tôm xuất khẩu đạt 2,78 tỷ USD (giảm 6,4%), cá tra xuất khẩu đạt 1,64 tỷ USD (giảm tới 10% so cùng kỳ)…

Nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm là do một số nước như: Ấn Độ, Ecuador… được mùa tôm, nguồn cung dồi dào, giá thành thấp nên cạnh tranh với tôm của Việt Nam; Trung Quốc siết chặt quản lý nhập khẩu biên mậu, tăng kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, trong khi một số doanh nghiệp của ta chưa đáp ứng yêu cầu.

Đối với cá tra, tình hình xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc… giảm nhâp khẩu từ tháng 3 đến nay, nên doanh nghiệp cũng giảm thu mua cá nguyên liệu. Một số nước: Indonesia, Trung Quốc, Banglades đầu tư phát triển cá tra. Những bất lợi trên khiến giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL giảm mạnh xuống mức 19.000- 19.500 đồng/kg, làm người dân nuôi cá tra lỗ nặng…

Xuất khẩu thủy sản giảm so với cùng kỳ ảnh 1

Hội nghị “Phát triển bền vững ngành thủy sản”

Phát biểu tại hội nghị, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng, vừa qua, việc cảnh báo thẻ vàng EC đối với hải sản khai thác đã làm các doanh nghiệp xuất khẩu bị kiểm tra gần như 100% lô hàng và thời gian kiểm tra kéo dài gây tốn kém. Bên cạnh đó, việc sản xuất thủy sản vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết; Hạ tầng phục vụ thủy sản yếu kém, lạc hậu, thiếu đầu tư, thất thoát sau thu hoạch lớn. Chuỗi liên kết trong hoạt động thủy sản còn rời rạc, trong khi nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành thủy sản thiếu trầm trọng… Những hạn chế tồn tại này đã nhiều năm, cần nhanh chóng khắc phục.

 Ông Phùng Đức Tiến yêu cầu, trước mắt, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần tích cực phối hợp với các ngành liên quan và doanh nghiệp… đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản từ nay đến cuối năm, phấn đấu đạt 2,44 tỷ USD.

“Để xuất khẩu sang các thị trường, kể cả thị trường Trung Quốc với 1,4 tỷ dân, thì  phải có 2 tiêu chí bắt buộc quan trọng, đó là truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm. Riêng về truy xuất nguồn gốc, Bộ sẽ chỉ đạo Tổng cục thủy sản cùng các địa phương, doanh nghiệp xây dựng vùng nuôi phải gắn với mã số, để truy xuất được lô sản phẩm ấy, trong quá trình nuôi phải ghi chép rất tỉ mỉ theo yêu cầu của VietGap thì chúng ta mới có thể hội nhập khu vực và quốc tế một cách sâu rộng và tự tin được”, ông Phùng Đức Tiến cho hay./.

Theo VOV
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.