Đầu tư cho nông nghiệp (Bài I): Bài toán khó cho cánh đồng mẫu lớn

Chương trình liên kết cánh đồng mẫu lớn là một chủ trương đúng đắn, được sự đồng thuận cao trong nông dân và các cấp chính quyền. Thế nhưng với những diễn biến vụ thu hoạch lúa hè thu năm nay thì người trồng lúa ở các tỉnh trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre… lại đang “dở khóc, dở cười” trước chuỗi liên kết và hàng loạt những câu hỏi, bài toán khó đặt ra đang cần lời giải.
Đầu tư cho nông nghiệp (Bài I): Bài toán khó cho cánh đồng mẫu lớn

Dài cổ chờ đối tác thu mua

Đồng Tháp được coi là một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào liên kết cánh đồng mẫu lớn của cả nước và luôn được đánh giá cao về hiệu quả thực hiện chương trình. Thế nhưng, cuối tháng tám vụ hè thu đã bước vào giai đoạn cuối thu hoạch nhưng không ít hợp tác xã lúa tham gia cánh đồng mẫu lớn tại Đồng Tháp đang phải thấp thóp chờ đợi doanh nghiệp (DN) là đối tác đến thu mua lúa.

Ông Nguyễn Văn Trong, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Hùng Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông lo lắng: Theo tôi, năm nay công ty sẽ không đến mua đâu. Những vụ thu hoạch trước, khi chuẩn bị bước vào thu hoạch công ty đã đến làm việc để thống nhất chốt giá, ký hợp đồng thu mua lúa của bà con nông dân nhưng vụ hè thu này đến nay thì vẫn chưa thấy bất kỳ tín hiệu nào.

Đầu tư cho nông nghiệp (Bài I): Bài toán khó cho cánh đồng mẫu lớn - anh 1

Thu hoạch lúa tại một cánh đồng mẫu lớn

HTX nông nghiệp Hùng Cường có hơn 640 ha lúa với hơn 400 hộ nông dân tham gia chương trình liên kết cánh đồng mẫu lớn thì có đến 520 ha lúa được dự kiến thu hoạch chậm nhất trong tháng 8, với sản lượng đạt khoảng từ 3.000 đến 3.500 tấn lúa. Nhưng trước những diễn biến này, ban giám đốc HTX nông nghiệp Phú Cường đang hướng cho người dân chủ động bán cho thương lái bên ngoài.

Thực trạng ký hợp đồng hoặc hứa hẹn thu mua lúa nhưng rồi đến vụ thu hoạch DN “lặn không sủi tăm” đang bao trùm lên khắp các mô hình liên kết cánh đồng mẫu lớn của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Vụ hè thu năm nay, toàn huyện Tam Nông xuống giống hơn 30.000 ha lúa, trong đó có hơn 11.672 ha của 12 HTX và thị trấn tham gia thực hiện liên kết cánh đồng mẫu lớn. Theo ông Trần Hồng Lạc, Trưởng trạm khuyến nông huyện Tam Nông, đến thời điểm này đã có hơn 85% số diện tích lúa và trong đó có hơn 5.446 ha lúa trong liên kết cánh đồng mẫu lớn đã được thu hoạch nhưng các DN mới chỉ thực hiện thu mua khoảng 414 ha, với sản lượng khoảng 1.988 tấn lúa tại hai HTX. Còn lại người dân và HTX phải đem bán cho thương lái.

Ông Lạc cho rằng: Việc liên kết trong thu mua lúa gạo theo chương trình cánh đồng mẫu lớn khó có thể bảo đảm theo kế hoạch đề ra. Dấu hiệu khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng thu mua lúa theo hợp đồng đã ghi nhớ của các DN tham gia thu mua lúa gạo xuất hiện từ cuối vụ đông xuân vừa qua khi nhiều công ty tham gia thu mua luôn trong tình trạng khó khăn về tài chính, thu mua xong nhưng chậm trả tiền cho nông dân.

Tình trạng lật kèo thu mua lúa gạo theo chương trình liên kết cánh đồng mẫu lớn không chỉ diễn ra ở những HTX nông nghiệp mới tham gia lần đầu mà kể cả những HTX nông nghiệp được cho là có bề dày liên kết như HTX nông nghiệp Tân Tiến, HTX nông nghiệp Phú Bình… Ông Võ Văn Đào, Giám đốc HTX nông nghiệp Tân Tiến cho biết: Từ vụ hè thu năm 2012, HTX đã ký kết với Công ty Võ Thị Thu Hà qua sáu vụ thu hoạch trước đều được thực hiện rất tốt, giá thu mua luôn cao hơn so với thương lái từ 130 đến 150 đồng/kg, nhưng năm nay toàn bộ diện tích hơn 887 ha lúa hè thu của HTX có năng suất khoảng sáu tấn/ha, đều phải chấp nhận bán cho thương lái. Hiện giá lúa của HTX nông nghiệp Tân Tiến được người dân bán từ 5.230 đồng đến 5.250 đồng/kg.

Theo ông Đào, việc buộc phải bán lúa cho thương lái người dân phải chịu o ép lớn về giá, thời điểm thu hoạch và như năm nay thương lái đã để lúa chín cây quá nhiều mới chịu đưa người đến thu mua, làm ảnh hưởng đến công cắt, chất lượng của lúa gạo. Tại Đồng Tháp, năm 2014, diện tích lúa gieo trồng đạt 500.000 ha, ký kết thực hiện hơn 86.000 ha nhưng cũng chỉ thu mua được hơn 31.000 tấn lúa, chiếm khoảng 50% diện tích. Ở thời điểm hiện tại, với những gì đang diễn ra ở chương trình liên kết cánh đồng mẫu lớn tại Đồng Tháp chưa thể biết được có bao nhiêu diện tích lúa vụ hè thu này được thu mua như đã ký kết?

Thiệt hại nặng từ giá lúa liên kết

Nhiều bất cập trong việc thực hiện liên kết cánh đồng mẫu lớn lại đang diễn ra tại tỉnh An Giang, nơi được coi là “thủ phủ” của cánh đồng liên kết. Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, đến ngày 25-8, chỉ còn một lượng rất ít lúa chưa được thu hoạch nhưng số liệu báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn An Giang, các DN thu mua mới đạt 1.270 ha, chỉ đạt gần 10% phần diện tích đã thực hiện liên kết. Lý giải về số liệu diện tích thu hoạch thấp, một cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn An Giang cho biết: Đây là số liệu chưa được tập hợp của một số DN tham gia trực tiếp thu mua với nông dân như Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) và Công ty CP Bảo vệ Thực vật An Giang. Nhưng dự kiến cũng chỉ đạt khoảng 70% phần diện tích đã ký kết. Thực tế, diện tích kế hoạch đăng ký theo chương trình cánh đồng mẫu lớn tại An Giang vụ hè thu là hơn 26,33 nghìn ha lúa nhưng thực hiện ký kết diện tích được 13.100 ha và với diễn biến như hiện tại, diện tích lúa thu mua chỉ khoảng 10.000 ha.

Số lượng thu mua lúa theo hợp đồng liên kết giảm nhưng thiệt hại của người trồng lúa thực hiện ký kết với nhiều nhà máy trên địa bàn tỉnh An Giang lại đang tăng cao. Cụ thể, tại xã Vĩnh Bình (xã có diện tích lúa tham gia chương trình mẫu lớn nhiều nhất tỉnh An Giang), huyện Châu Thành, vụ hè thu năm nay có đến 776,6 ha/401 hộ ký kết trực tiếp với Công ty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Bình. Nhưng theo khảo sát của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp tại xã Vĩnh Bình, giá thu mua lúa khô tại nhà máy trung bình khoảng 5.100 đồng/kg, trong khi đó giá thương lái mua trên thị trường từ 5.200 đến 5.250 đồng/kg. Như vậy, mỗi kg lúa khô bán cho nhà máy, người trồng lúa chịu thiệt so bán cho thương lái khoảng 100 đến 150 đồng (?).

Theo bà Đặng Thị Mỹ Châu, ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Bình, chủ của 130 công lúa (13 ha) đã tham gia liên kết với Công ty TNHH MTV Lương Thực Vĩnh Bình hơn ba năm, vì chênh lệch giá vụ hè thu này thua thiệt khoảng 30 triệu đồng và cộng với 50 triệu đồng vụ đông xuân trước, tổng cộng năm nay mất đứt 80 triệu đồng.

Bà Châu bức xúc nói: “Việc giá thu mua lúa của nhà máy thường xuyên thấp hơn thương lái thì mất tiền đành một nhẽ, nhưng bất cập ở chỗ giá thu mua tại nhà máy khi thị trường giảm, nhà máy giảm liền nhưng khi thị trường tăng thì nhà máy lại đủng đỉnh”.

Thực trạng này cũng đang diễn ra tại xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ông Nguyễn Hoàng Quân (Quân em) tại thôn Tân Vọng, xã Võng Thê, bức xúc: Cầm trên tay tờ hóa đơn phiếu mua lúa (kiêm xuất sấy) ngày 16-8-2015 với Công ty TNHH MTV Lương thực Thoại Sơn chỉ cho chúng tôi biết, với bốn ha lúa anh thu về 23.782 kg lúa tươi, thành tiền là 111,555 triệu đồng, tương đương gần 4.700 đồng/kg. Liên vụ hè thu giá lúa tươi mua tại đồng của thương lái tại khu vực này trung bình là 4.900 đến 5.000 đồng/kg. Như vậy chỉ cần đặt phép tính đơn giản thì đã thấy được với số lượng lúa này, ông Quân đã thiệt khoảng hơn năm triệu đồng.

Ông Quân cho biết thêm: Với gần 12 ha lúa của gia đình, riêng vụ hè thu này đã thiệt khoảng hơn 20 triệu đồng so với bán cho thương lái. Trong khi đó, theo tính toán của ông Quân, toàn bộ diện tích lúa để tham gia ký kết theo chương trình cánh đồng mẫu lớn thì một năm có thể tiết kiệm đầu vào từ giá phân, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm bón… khoảng một triệu đồng. Ông Quân cho rằng: “Vấn đề chính nằm ở chỗ, cách tính độ ẩm lúa của nhà máy khiến cho người trồng lúa thiệt hại nặng và vụ này độ ẩm toàn bộ lượng lúa của gia đình luôn ở mức 28 đến 30%”. Với cách tính độ ẩm này thì ngay tờ phiếu mua lúa ngày 16-8, ông Quân đã bị nhà máy trừ đi 3,6 tấn lúa quy đổi từ lúa tươi sang lúa khô.

Chính từ những bức xúc của người dân cho nên việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn tại xã Vọng Thê đang gặp không ít khó khăn. Thực tế cho thấy, Công ty TNHH MTV Lương thực Thoại Sơn chính thức thực hiện chương trình liên kết cánh đồng mẫu lớn từ vụ hè thu năm 2014 với kế hoạch ban đầu là trên diện tích khoảng 750 ha nhưng theo cán bộ nông nghiệp xã Vọng Thê, vụ hè thu năm nay chỉ thực hiện được khoảng 109 ha, giảm hơn một nửa so vụ trước.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- TP HCM: Nền nông nghiệp chuyển biến rõ ràng

- Vụ nhím giảm nghèo "lạc" vào nhà cán bộ: Sở Nông nghiệp Quảng Nam lên tiếng

- Hoà Phát đầu tư vào nông nghiệp có phải "chạy theo mốt"?

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.