Đầu tư cho nông nghiệp (Bài IV): Tái cơ cấu nông nghiệp, vẫn là ẩn số

Ở thời điểm hiện tại, một trong những chủ trương lớn của Chính phủ là tái cơ cấu nông nghiệp đang được triển khai rộng khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, thực hiện như thế nào, chọn mô hình nào, loại cây gì, đầu tư vào đâu… để tạo hiệu quả kinh tế cao vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ ở nhiều địa phương.
Đầu tư cho nông nghiệp (Bài IV): Tái cơ cấu nông nghiệp, vẫn là ẩn số

Vai trò của kế hoạch sản xuất

Nhìn nhận về các mô hình liên kết trong nông nghiệp, ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng: “Chúng ta đang làm ngược quy trình dẫn đến nguy cơ thất bại ở một số mô hình liên kết như VietGAP, GlobalGAP và nhất là liên kết cánh đồng mẫu lớn”. Theo ông Trọng, diện tích lúa đã cố định, năng suất một số giống lúa truyền thống đã đạt ở mức kịch trần nên đầu tư đến mấy đi nữa cũng khó có thể tạo thêm giá trị gia tăng từ cây lúa. Vậy nếu có thì chỉ là tăng giá cho lúa gạo, nhưng hiện tại chúng ta vẫn đang phụ thuộc hoàn toàn thị trường quốc tế.

Chính từ điều này, trong tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Bến Tre đang hướng đến giảm bớt diện tích lúa để làm sao bảo đảm lượng lương thực cung - cầu trên địa bàn và chuyển sang các loại cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao hơn, đầu ra ổn định hơn. Đúc rút kinh nghiệm từ thực tế về VietGAP, GlobalGAP tại Bến Tre, ông Trọng nói: “Những bước triển khai như hiện tại không đi đến sự thiết thực của chương trình và thật sự thiếu đi người quản lý. Đáng lẽ các khoản chi phí phải đầu tư cho các doanh nghiệp, đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm giám sát, quản lý chứ không phải trực tiếp cho dân”.

Có được bài học từ thực tế, nên Bến Tre đã dành nguồn kinh phí từ ngân sách khoảng 10 tỷ đồng tập trung đầu tư cho cây bưởi, chôm chôm theo hướng doanh nghiệp, tổ hợp tác liên kết trực tiếp đứng ra nhận vốn rồi chuyển giao cho hộ dân tham gia và đồng thời là đơn vị quản lý giám sát thực hiện của người dân.

Đầu tư cho nông nghiệp (Bài IV): Tái cơ cấu nông nghiệp, vẫn là ẩn số - anh 1

Tái cơ cấu nông nghiệp vẫn là ẩn số

Thực tế, tại Bến Tre đã có một số mô hình liên kết VietGAP, GlobalGAP về chôm chôm đang mang lại hiệu quả cao. Điển hình là Tổ hợp tác sản xuất chôm chôm Tiên Phú (xã Tiên Long, huyện Châu Thành). Thành lập năm 2011, Tổ hợp hiện có 15 hộ với diện tích 25 ha chôm chôm làm theo mô hình VietGAP và 15 ha GlobalGAP, với năng suất trung bình khoảng 30 tấn/ha.

Ngoài ra, nhóm dịch vụ của Tổ hợp tác với 40 thành viên tham gia quản lý hỗ trợ trực tiếp tổng số hơn 107 ha chôm chôm trên địa bàn xã. Ông Phùng Văn Hiền, Chủ nhiệm Tổ hợp tác cho biết: “Do chưa có kinh nghiệm quản lý và thực hiện, nên những năm đầu lợi nhuận chỉ đạt khoảng 300 triệu đồng/ha. Nhưng đến năm 2013, lợi nhuận đã đạt hơn 400 triệu đồng/ha và sau đó ngày càng tăng cao, bởi chi phí sản xuất giảm đáng kể nhờ vào việc kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn của VietGAP, GlobalGAP”.

Theo ông Hiền, khi áp dụng các tiêu chuẩn của VietGAP, GlobalGAP, lợi nhất mang lại là giảm được chi phí, môi trường sản xuất bảo đảm và đầu ra cho sản phẩm ổn định, giá thành luôn cao hơn chôm chôm thường. Như hiện tại, giá chôm chôm trên thị trường khoảng 8.000 nghìn đồng/kg nhưng với diện tích đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP được Tổ hợp tác thu mua với giá khoảng 15 nghìn đồng/kg.

Đặc biệt, cuối năm 2014, Tổ hợp tác đã nghiên cứu thử nghiệm và có được kết quả đối chứng khi áp dụng một số tiêu chí về hàm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên mỗi ha chôm chôm. Theo đó, chi phí sản xuất trước đây khoảng 3.300 đồng/kg, sau khi thử nghiệm chỉ còn 2.900 đồng/kg (với 70% là giảm từ phân bón, còn lại là thuốc bảo vệ thực vật).

Tuy nhiên, ông Hiền cho rằng: “Yếu tố thành công nhất là liên kết được từ khâu kế hoạch sản xuất đến thị trường. Trong đó, kế hoạch sản xuất cực kỳ quan trọng, bởi khi đã có được sản phẩm chất lượng thì phải biết được thời điểm nào thị trường nào cần, lượng tiêu thụ được bao nhiêu, theo đó lên kế hoạch để mà sản xuất. Hiện nay, chôm chôm của Tổ hợp tác Tiên Phú được xuất khẩu sang hàng loạt thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Hà Lan và liên kết tiêu thụ tại Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Đức, Trung Đông… “Tại thị trường Mỹ, chúng tôi tránh xuất chôm chôm vào mùa vụ thu hoạch của một số nước Nam Mỹ. Khi nào bên đó hết vụ, thị trường khan hiếm thì mới lập kế hoạch sản xuất sản phẩm phù hợp để xuất khẩu vào thị trường này”, ông Hiền chia sẻ.

Bài toán trong đầu tư

Trong năm 2015, Việt Nam kết thúc đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) và cam kết thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ ngày 1-1-2016. Mở cửa hội nhập tạo ra những cơ hội cho xuất khẩu, nhất là các sản phẩm từ nông nghiệp nhưng đồng thời cũng gia tăng sự cạnh tranh từ chính các sản phẩm này với các nước trong AEC.

Có một thực tế là sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam mới chỉ cạnh tranh ở những thị trường phân khúc thấp. Đây là một trong những bài toán khó trong việc lựa chọn phương án, loại cây trồng nào để mà đẩy mạnh đầu tư khi mà giải pháp để giải quyết hàng loạt những vướng mắc đối với những sản phẩm nông nghiệp vẫn còn là ẩn số? Trong khi đó, đầu tư từ nguồn ngân sách vào các lĩnh vực nông nghiệp của nhiều địa phương không hề nhỏ.

Như tại Bến Tre, mỗi năm tỉnh dành khoảng 30% ngân sách (khoảng 600 tỷ đồng) cho các công trình, hệ thống thủy lợi, chương trình đào tạo… phục vụ nông nghiệp. Còn tại Đồng Tháp, năm 2014 chỉ tính riêng nguồn tiền đầu tư cho các công trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn đã lên đến hơn 401,3 tỷ đồng. Theo tính toán của ông Trọng, tại Bến Tre hằng năm phần vốn Nhà nước “đầu tư tám đồng nhưng mới chỉ thu về được khoảng một đồng”.

Thực tế, trong tái cơ cấu nông nghiệp, nhiều địa phương đã đẩy mạnh giảm bớt diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, hoa màu… Tuy nhiên, mới bước đầu triển khai đã vấp phải hàng loạt vướng mắc, khó khăn. Trong đó phải kể đến việc đầu tư nhưng chưa tìm thấy ánh sáng đầu ra, nông dân vẫn đang tự… bơi.

Vướng mắc này dường như đã trở thành những “gen di truyền” của nông sản Việt Nam. Đơn cử như tỉnh Đồng Tháp, từ đầu năm 2013 đã thúc đẩy chuyển dịch cây trồng cạn trên nền đất sản xuất lúa kém hiệu quả. Ngành nông nghiệp đã phối hợp địa phương xây dựng các mô hình trình diễn và chuyển giao kỹ thuật hàng loạt cây trồng màu. Niên vụ 2014, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã gieo trồng được hơn 4.670 ha bắp, 4.500 ha khoai lang, 5.814 ha mè (vừng)… Theo ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, diện tích mè và bắp đang phát triển mạnh, bởi những loại cây màu này đang mang lại lợi nhuận gấp hai đến ba lần trồng lúa.

Tuy vậy, diện tích càng tăng thì chiều hướng giá càng giảm và nguy cơ phá sản của những chương trình, dự án này càng nhanh. Đồng Tháp đã có bài học lớn khi chỉ cách đây vài năm tập trung đẩy mạnh trồng đậu nành với diện tích lên đến hàng nghìn ha. Nhưng sau đó không có thị trường tiêu thụ, giá đậu nành xuống thấp, người dân phá bỏ hàng loạt, giờ đây chỉ còn khoảng gần 700 ha. Tại TP Cao Lãnh, trước đây diện tích trồng đậu nành luôn ở mức hơn 1.000 ha nhưng giờ chỉ còn khoảng 50 ha và toàn bộ diện tích này người dân đang dần chuyển đổi sang trồng mè.

Nói về giải pháp để phát triển bền vững những loại trái cây, cây màu chuyển đổi, ông Công cho rằng: “Bên cạnh việc phát triển trên diện rộng với bất kỳ loại cây màu nào cũng cần có giải pháp đồng bộ. Bên cạnh những giải pháp hiện thời như tập trung nguồn vốn cho những chương trình tạm trữ lúa gạo, đầu tư trực tiếp xuống dân… thì chúng ta cần định hướng lại, chuyển đổi sang hướng đầu tư vào các nhà máy, dây chuyền chế biến sản phẩm nông nghiệp ở khu vực, vùng miền sản xuất để tạo ra những sản phẩm chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản. Như vậy mới nâng cao được giá trị, tạo được đầu ra ổn định cho các loại cây nông sản”.

(Còn nữa)

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Đầu tư cho nông nghiệp (Kỳ 2): Chương trình cánh đồng mẫu lớn liệu có bị lợi dụng?

- Đầu tư cho nông nghiệp (Bài I): Bài toán khó cho cánh đồng mẫu lớn

- Vụ vải thiều năm 2015: Mở rộng thị trường, nâng cao giá trị

Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.