Những siêu công nghệ giúp Mỹ 'thống trị bầu trời'

Sản xuất vũ khí bằng máy in 3D ngay trên tàu sân bay hay phi đội máy bay vận tải không người lái là hai trong những vũ khí giúp Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới.
Những siêu công nghệ giúp Mỹ 'thống trị bầu trời'
Những siêu công nghệ giúp Mỹ 'thống trị bầu trời' - anh 1

Mô phỏng công nghệ phóng vệ tinh mini từ tiêm kích F-15. Ảnh: DARPA

Phóng vệ tinh từ máy bay ALASA

ALASA là chương trình do Cơ quan nghiên cứu và phát triển các dự án quốc phòng tiên tiến DARPA đảm trách. Mục tiêu của chương trình là sử dụng tiêm kích F-15 để phóng tên lửa mang vệ tinh mini lên quỹ đạo thấp gần trái đất. Công nghệ này cho phép phóng vệ tinh gián điệp với chi phí thấp, giúp Mỹ duy trì lợi thế thông tin và tình báo giám sát.

Trong tương lai, Mỹ sẽ phát triển thêm phiên bản F-35D cho nhiệm vụ phóng vệ tinh mini. Hệ thống vệ tinh ở quỹ đạo thấp cho phép Mỹ thiết lập mạng lưới thông tin quân sự trong tình huống những hệ thống ngoài không gian bị tấn công. Một ưu thế khác của công nghệ này là có thể thu hồi sau khi làm nhiệm vụ.

Tàu vũ trụ X-37B

X-37B là tàu vũ trụ không người lái mini, tái sử dụng do tập đoàn Boeing phối hợp với DARPA phát triển. Năm 2011, tàu trở lại trái đất sau hai năm hoạt động trên quỹ đạo thấp gần trái đất. X-37B là dự án bí mật của Lầu Năm Góc trong nhiều năm. Người ta tin rằng, nó có thể ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt nhiệm vụ quân sự.

Hiện tai, X-37B trong quá trình thử nghiệm công nghệ liên quan. Một số nguồn tin cho rằng, tàu vũ trụ này có thể ứng dụng cho nhiệm vụ bảo trì các vệ tinh, kiểm soát không gian.

F-35D

Tương lai, Không quân Mỹ sẽ phát triển thêm phiên bản F-35D cho nhiệm vụ đánh chặn từ F-35A. Phiên bản mới ngoài nhiệm vụ ngăn máy bay đối phương còn có khả năng điều khiển và chỉ huy các hệ thống không người lái khác. Hiện tại, tập đoàn General Electric phát triển động cơ mới trong dự án ADVENT để trang bị cho F-35 trong tương lai.

Người ta tin rằng, F-35D sẽ khắc phục các thiếu sót của F-35. Đặc biệt, động cơ mới sẽ giúp F-35D hoạt động êm, bay nhanh và mang tải trọng vũ khí lớn hơn. Bên cạnh đó, nhà sản xuất sẽ cập nhật các công nghệ mới nhất giúp chiến đấu cơ này thống trị bầu trời.

Phát triển các phương tiện bay không người lái (UAV) sẽ là công nghệ chủ đạo của Mỹ trong thời gian tới. Trong đó, UCART là một tổ hợp gồm nhiều UAV có khả năng tàng hình làm nhiệm vụ chở hàng và tiếp nhiên liệu trên không.

Những UAV tiếp nhiên liệu có thể được phát triển dựa trên X-47B đã chứng minh khả năng tiếp nhiên liệu trên không trong năm 2015. Trong khi đó, mẫu máy bay vận tải có thể dựa trên mẫu thử nghiệm X-48B của tập đoàn Boeing.

Máy bay trong dự án UCART có thể được điều khiển từ xa hoặc hoạt động độc lập bằng trí thông minh nhân tạo. Phi đội bay tàng hình này sẽ cho phép Không quân Mỹ duy trì ưu thế trên không và thực hiện nhiệm vụ trên khắp thế giới.

Máy bay U-2 tàng hình

U-2 là cỗ máy trinh sát đáng gờm nhất những năm Chiến tranh Lạnh. Không quân Liên Xô từng bất lực trong việc bắn hạ phi cơ này. Gần đây, Không quân Mỹ đã đưa vào sử dụng máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk cho nhiệm vụ trinh sát thay thế U-2. Tuy nhiên, RQ-4 vẫn chưa thể lấp hết khoảng trống mà U-2 để lại.

Trong tháng 8, tập đoàn Lockheed Martin đề xuất chương trình phát triển một phiên bản mới của U-2. Điểm đặc biệt của phiên bản này là có khả năng tàng hình cho phép thực hiện nhiệm vụ bí mật. Theo Breakingdefense, Lockheed Martin đang xem xét giải pháp kết hợp giữa máy bay trinh sát siêu âm SR-71 và U-2 vào thiết kế mới.

Máy bay ném bom tầm xa LRS-B

Những siêu công nghệ giúp Mỹ 'thống trị bầu trời' - anh 2

Ảnh đồ họa máy bay ném bom chiến lược tương lai của Mỹ. Ảnh: Gannett

LRS-B là thành phần quan trọng làm nên sức mạnh của Không quân Mỹ trong tương lai. Phi cơ này sẽ có tính năng tàng hình. Ngoài nhiệm vụ ném bom thông thường, máy bay còn có khả năng phóng đầu đạn động năng hoặc điện tử.

Không quân Mỹ dự kiến mua khoảng 80-100 máy bay. LRS-B là công cụ quan trọng để tấn công các mục tiêu được bảo vệ của đối phương.

Vũ khí siêu thanh cỡ nhỏ

Không quân Mỹ muốn một vũ khí siêu thanh có khả năng phóng trên không từ nhiều phương tiện khác nhau. Vũ khí mới có thể phóng từ máy bay chiến đấu, máy bay ném bom. Tên lửa mới sẽ được trang bị chủ yếu cho tiêm kích tàng hình F-35 và F-22.

Bên cạnh đó, không quân yêu cầu phát triển thêm bộ khởi động chung để trang bị vũ khí mới cho những máy bay không tàng hình. Các nhà thầu quốc phòng lớn ở Mỹ đang theo đuổi 3 chương trình vũ khí siêu thanh, tập đoàn Raytheon phát triển chương trình TBG dự kiến có chuyến bay thử nghiệm vào năm 2020. Boeing theo đuổi dự án X-51 Waverider và Lockheed Martin triển khai dự án HSSW.

Tàu sân bay trên không

Tương lai, Không quân Mỹ sẽ phát triển loại máy bay mẹ có khả năng mang theo các máy bay không người lái (UAV). Khi đến khu vực làm nhiệm vụ, UAV sẽ xuất phát từ tàu mẹ để tiến hành hoạt động. Sau đó, nó sẽ trở lại hàng không mẫu hạm trên không để tiếp nhiên liệu hoặc bảo trì.

DARPA đang nghiên cứu các công nghệ cần thiết trong chương trình Gremlins nhằm đánh giá tính khả thi của dự án. Trước đó, Không quân Mỹ từng triển khai dự án tàu sân bay trên không trong Thế chiến II nhưng chưa thành công. Người ta tin rằng, những công nghệ tiên tiến hiện nay sẽ giúp dự án trở nên thiết thực hơn.

Máy in 3D

Nhiệm vụ tiếp tế đạn dược, vũ khí cho các căn cứ tiền tiêu luôn là thách thức lớn đối với quân đội các nước. Nhằm khắc phục khó khăn này, tương lai Mỹ sẽ phát triển máy in 3D cỡ nhỏ để triển khai ở các tiền đồn xa xôi. Chúng sẽ sản xuất vũ khí, đạn dược và linh kiện ngay tại căn cứ nhằm giảm sự phụ thuộc vào tiếp tế từ xa.

Trước đó, tập đoàn Raytheon đã sản xuất thử nghiệm thành công tên lửa bằng máy in 3D. Thậm chí, Lầu Năm Góc còn tính đến khả năng bố trí máy in 3D trên tàu đổ bộ, tàu sân bay, biến chúng thành những công xưởng sản xuất vũ khí di động.

Theo Quốc Việt/Zing News

Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án tối cao Nepal vừa ra lệnh hạn chế số lượng giấy phép leo núi đối với đỉnh núi Everest và các đỉnh núi khác. Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm mùa leo núi mùa xuân, thời điểm thu hút hàng trăm nhà thám hiểm đổ về dãy Himalaya.
Nhiều khu vực có mưa và dông
Nhiều khu vực có mưa và dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4/5, trên cả nước nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.