So sánh sức mạnh của Mỹ - Trung: Mèo nào cắn mỉu nào?

Hiện nay và trong suốt 50 năm tới, Trung Quốc được coi là thế lực lớn nhất đe dọa vị trí siêu cường của Mỹ. Liệu Mỹ - Trung Quốc có đối đầu nhau bằng cuộc chiến khổng lồ?
So sánh sức mạnh của Mỹ - Trung: Mèo nào cắn mỉu nào?

Những phân tích về các mặt quân sự và kinh tế sau đây sẽ cho thấy khả năng đối đầu giữa hai nước Mỹ - Trung:

Về năng lực quân sự

Hiện nay, cùng với việc thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực và chính sách “nắn gân”, Trung Quốc thấy cần có những hành động “bắt nạt” các nước láng giềng bằng việc đòi chủ quyền một cách hung hăng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ chưa muốn có chiến tranh với Mỹ vì cán cân lực lượng còn quá nhiều bất lợi cho nước này.

Mặc dù chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng nhanh hơn nhiều so với Mỹ, nhưng tổng ngân sách quốc phòng của cường quốc đang trỗi dậy này vẫn thấp hơn. Bên cạnh đó, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có những điểm yếu mang tính cơ chế như: không có nguồn nhân lực chuyên nghiệp và kinh nghiệm chiến đấu, tham nhũng lan tràn và hệ thống quân dự bị kém phát triển.

So sánh sức mạnh của Mỹ - Trung: Mèo nào cắn mỉu nào? - anh 1

Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang diễn tập

Ngoài ra, PLA còn có các vấn đề nghiêm trọng khác. Đầu tiên là việc sĩ quan tác chiến phải chia sẻ trách nhiệm hành động trong đơn vị mình với các sĩ quan chính trị, những người phụ trách tuyên huấn.
Thứ hai là tổ chức và sự lãnh đạo của PLA vẫn do lực lượng bộ binh chỉ huy là chính.
Thứ ba là PLA có quá nhiều bộ chỉ huy chia sẻ nhiệm vụ và sức mạnh với chính quyền địa phương. Cuối cùng, PLA phải đối mặt với thách thức khi được trang bị hệ thống vũ khí khí tài nhiều thế hệ, nhiều chủng loại khác nhau.
Nếu những khó khăn này không được giải quyết, quân đội Trung Quốc sẽ vấp phải trở ngại lớn khi phải chiến đấu với một địch thủ tiên tiến hơn, chuyên nghiệp và đồng bộ hơn nhiều.

Dĩ nhiên, vấn đề tối quan trọng phải cân nhắc là một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ cũng có thể leo thang và gây hiểm họa hủy diệt cho cả hai bên.

Về năng lực kinh tế

Nếu như đánh giá về năng lực quân sự là tương đối thuần túy về sức mạnh của mỗi bên, thì đánh giá năng lực kinh tế khó hơn nhiều do sự giao thoa lợi ích và mối quan hệ tương tác hai bên.

Từ sau cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn tiềm ẩn những điểm yếu, những nguy cơ không nhỏ mà nước này còn thua xa so với Mỹ.

So sánh sức mạnh của Mỹ - Trung: Mèo nào cắn mỉu nào? - anh 2

Kinh tế Trung Quốc đã có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ. Ảnh minh họa

Một ví dụ về năng lực kinh tế của Trung Quốc thể hiện trong câu chuyện về Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) mới được tổ chức ở Bắc Kinh. Dù đồng minh của Mỹ là Anh có vội vã gia nhập ngân hàng bất chấp phủ quyết của Mỹ thì trên thực tế, cốt lõi vấn đề là phát triển về lượng vẫn không đi cùng với chất.

Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Trung Quốc có thể bằng và vượt Mỹ nhưng GDP theo đầu người của Mỹ, phương Tây và các đồng minh châu Á của Mỹ vẫn vượt xa so với của Trung Quốc.

Thực tế, nhiều tổ chức cũng như cá nhân Trung Quốc vẫn mong đợi mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ để giữ cho tiền đầu tư an toàn và xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc vào Mỹ được thuận lợi.

Cũng như trong đánh giá về năng lực quân sự, nạn tham nhũng lan tràn tại các cơ quan chính phủ là một cản trở sức mạnh kinh tế của Trung Quốc cả về tầm trung và dài hạn. Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình mới bắt đầu và chưa đảm bảo được sự phát triển chắc chắn của nền kinh tế.

Về mối quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng sống thì sức mạnh của Trung Quốc còn bị xói mòn hơn nữa do vấn đề nước sạch và nạn ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, do xuất phát điểm thấp và sử dụng các nguồn lực không rõ ràng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là không thể dự tính được.

Sinh viên Trung Quốc vượt trội trong học toán, nhưng năng lực đổi mới của đất nước vẫn bị kìm hãm trong sự kiểm soát từ trên xuống dưới.

Về chiến tranh công nghệ cao

Tuy người dân bình thường bị hạn chế truy cập vào nhiều trang mạng internet quốc tế, nhưng Trung Quốc lại có một đội ngũ chuyên nghiệp công nghệ cao và đã gây nhiều vụ tấn công tai tiếng vào các định chế khác nhau của Mỹ, trong đó có cả Bộ Quốc phòng.

Một số nhà quan sát cho rằng chiến tranh mạng Internet không tốn kém mà nguy hiểm và Trung Quốc đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công mạng Internet vào Mỹ.

So sánh sức mạnh của Mỹ - Trung: Mèo nào cắn mỉu nào? - anh 3

Trung Quốc sẵn sàng cho cuộc chiến tranh Internet với Mỹ. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, khoảng cách về công nghệ giữa hai nước còn khá xa và Mỹ vẫn kiểm soát hầu hết hạ tầng mạng internet toàn cầu. Những đợt tấn công mạng của đội quân công nghệ cao Trung Quốc sẽ không dễ dàng gì khi một cuộc chiến thực sự nổ ra giữa hai cường quốc.

Các cường quốc cần có trách nhiệm và tầm nhìn hơn

Với tiềm lực hùng mạnh về nhiều phương diện, các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc cần nhìn nhận quan hệ quốc tế bằng cả trách nhiệm của mình. Quyền lực và thách thức quyền lực là một cái bẫy nguy hiểm cho cả hai bên và cho nền hòa bình thế giới.
Mặc dù Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khả năng điều chỉnh xung đột do mối liên hệ nhiều mặt giữa hai bên còn dày đặc và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau còn đem đến lợi ích song trùng, thì hai nước này vẫn cần thực sự có trách nhiệm hơn trong tương lai.

Cựu Thủ tướng Australia Kevin Ruud đã cảnh báo “một khái niệm quyền lực mới có thể sẽ đòi hỏi sự hợp tác và thay đổi nhiều hơn mức mà cả Trung Quốc và Mỹ có thể chấp nhận.”

Có những cái đầu nóng và những nhân vật diều hâu ở cả hai nước, nhưng nếu lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thận trọng thì phải xác định được đâu là lợi ích chiến lược của mình.

Theo Dân Trí

(*) Tiêu đề đã được Ngaynay.vn đặt lại

Xem thêm:

- Kết thân với Nga, Trung Quốc muốn đạt mục đích gì?

- Quan hệ Nga - Trung ngày càng thắt chặt, phương Tây 'khó chịu' ra mặt

- Nga – Trung tăng cường hợp tác quân sự mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.