10 năm Chiến lược biển Việt Nam: Thái Bình phát triển kinh tế hướng ra biển

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã chỉ rõ, phát triển kinh tế biển là một trong những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình.
10 năm Chiến lược biển Việt Nam: Thái Bình phát triển kinh tế hướng ra biển

Theo đó, nhấn mạnh mục tiêu xây dựng khu vực ven biển trở thành trọng điểm về kinh tế bao gồm: các khu, cụm công nghiệp, du lịch, dịch vụ và đô thị; nuôi trồng và đánh bắt hải sản; đóng tàu, vận tải biển, kinh doanh và dịch vụ cảng biển... 

Chú thích ảnh
Chế biến hải sản tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Theo đó, nhấn mạnh mục tiêu xây dựng khu vực ven biển trở thành trọng điểm về kinh tế bao gồm: các khu, cụm công nghiệp, du lịch, dịch vụ và đô thị; nuôi trồng và đánh bắt hải sản; đóng tàu, vận tải biển, kinh doanh và dịch vụ cảng biển...

Trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng về đất đai, bãi triều, mặt nước, than, khí mỏ trên địa bàn tỉnh và gần sân bay, cảng nước sâu Hải Phòng, thực hiện quy hoạch và xây dựng các khu, cụm công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cảng biển, đô thị thuộc địa bàn huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy....

Trải qua 190 năm hình thành và phát triển từ cuộc khẩn hoang quai đê lấn biển của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ năm 1828, đến nay huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã có 23 km bờ biển và trên 5.000 km² bãi bồi ven biển. Đây là lợi thế lớn giúp địa phương khai thác tiềm năng từ biển. Bởi vậy, những năm qua huyện Tiền Hải luôn xác định trọng tâm phát triển kinh tế biển là hướng đi mũi nhọn đột phá của địa phương. Thực tế cho thấy, hướng đi này là sự lựa chọn đúng đắn của huyện ven biển Tiền Hải.

Công ty TNHH Nghêu Thái Bình là một trong những doanh nghiệp đầu tiên mạnh dạn đầu tư trong lĩnh vực chế biến thủy sản của huyện Tiền Hải. Nhận thấy sự phát triển nhanh về diện tích nuôi ngao của địa phương cũng như tiềm năng từ trên 5.000 km2 bãi bồi ven biển, Công ty TNHH Nghêu Thái Bình đã đầu tư công nghệ dây chuyền chế biến nghêu xuất khẩu đông lạnh, phục vụ thị trường châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… với công suất 20 tấn/ngày.

Đến nay đây là đơn vị duy nhất của tỉnh Thái Bình xuất khẩu thủy sản sang thị trường khó tính như EU, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương cũng như nguồn ra ổn định cho thủy sản địa phương.

Tương tự như Công ty TNHH Nghêu Thái Bình, 3 năm trở lại đây, Công ty Chế biến xuất nhập khẩu hải sản Biển Đông tham gia đầu tư tại huyện Tiền Hải nhằm chế biến các loại thủy sản. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc công ty cho biết, nguồn lợi thủy hải sản từ vùng biển Tiền Hải rất lớn, tạo ra nguồn cung dồi dào cho hoạt động chế biến. Trung bình mỗi ngày công ty chế biến gần 2 tấn thủy sản các loại, phục vụ thị trường trong nước.

Nếu như những năm trước đây cấy lúa trên vùng đất Nam Cường (huyện Tiền Hải) với độ phèn, độ mặn cao, cho năng suất thấp thì nay gia đình anh Nguyễn Văn Giảng (xã Nam Cường) đã khá giả hơn nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng. Đây cũng là định hướng của địa phương ven biển chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Anh cho biết, so với cấy lúa, nuôi tôm thẻ chân trắng có thu nhập cao hơn. Trừ các chi phí, sau mỗi vụ cho thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng.

Ông Trần Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải cho biết, huyện Tiền Hải có 34 xã, thị trấn, trong đó có 8 xã giáp biển. Những năm qua nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế biển dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện với diện tích nuôi trồng thủy sản bình quân hàng năm đạt trên 5.000 ha, riêng sản lượng ngao trên 50.000 tấn.

Huyện đã sớm chuyển đổi những diện tích đất làm muối, cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích trên 4.780 ha; sản lượng khai thác đạt trên 24.500 tấn mỗi năm. Giá trị ngành thủy sản trung bình đạt 2.100 tỷ đồng.

Về định hướng lâu dài, huyện xác định phát triển tôm thẻ chân trắng và ngao là hai sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương; trong đó, phấn đấu đến năm 2025 phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng từ 300 đến 500 ha và trở thành vùng xuất khẩu tôm lớn nhất của các tỉnh phía Bắc.

Không chỉ đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, từ năm 2015 Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã hoàn thành dự án Hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng và mỏ Thái Bình vào Khu công nghiệp Tiền Hải với sản lượng khí ước tính khoảng gần 570.000 m3/ngày. Nguồn khí này đã giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và hướng đến sản xuất công nghệ cao.

Đặc biệt, ngày 29/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Thái Bình; trong đó, có 16 xã của huyện Tiền Hải. Ngày 28/3/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình nhằm kết nối giao thông hành lang ven biển Bắc Bộ, mở rộng quỹ đất cho đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có tuyến đường đi qua.

Đây là tiền đề và cơ hội phát triển mới cho tỉnh Thái Bình trong tương lai nhằm phát triển kinh tế - xã hội nói chung và khai thác tài nguyên biển nói riêng.

Theo TTXVN
Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.