10 năm xây dựng Nông thôn mới ở Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Huy động 20 ngàn tỷ đồng

Trong giai đoạn 2010-2019, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là hơn 364 ngàn tỷ đồng. Trong đó, ngân sách đối ứng của địa phương và vốn huy động từ người dân, cộng đồng gần như bằng nhau là khoảng 20 ngàn tỷ đồng.
Hội nghị Tổng kết 10 năm triển khai tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Hội nghị Tổng kết 10 năm triển khai tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Ngày 7/9, tại tỉnh Quảng Nam, ban Chỉ đạo Trung ương chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới tổ chức hội nghị Tổng kết 10 năm triển khai tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Hội nghị có sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ các bộ, ngành Trung ương và 13 tỉnh thành phố thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. 

Theo thông tin từ Hội nghị, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên bao gồm 13 tỉnh, thành phố, chiếm khoảng 30% diện tích của cả nước với hơn 40 đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống.

Đây là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của cả nước; nhiều cảng biển, đường giao thông, đường sắt, đường hàng không nối liền với các vùng khác trong cả nước và quốc tế, có tài nguyên đất đai và khí hậu đa dạng, phong phú là điều kiện rất thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện.

Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt và khí hậu phức tạp, nhiều khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ, hạn hán… Cạnh đó, có vùng xuất phát điểm thấp và tồn tại nhiều bất lợi trong quá trình phát triển,…

Sau hơn 9 năm triển khai Chương trình, kết quả xây dựng nông thôn mới của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hạn chế hơn so với các vùng khác của cả nước.

Thứ trưởng bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, đến tháng 8/2019, vùng có 604/1.424 xã (chiếm tỷ lệ 42,41%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thấp hơn so với mức đạt chuẩn cả nước (cả nước có 4.522 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 50,8%.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng đã chú trọng phát huy kinh tế biển, gồm du lịch biển và khai thác thủy hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Sản lượng thủy hải sản khai thác ước đạt 887,5 nghìn tấn/năm (chiếm 29,23% cả nước); số lượng tàu khai thác thủy hải sản biển có công suất từ 90 CV trở lên: 11.673 chiếc (chiếm 40,65% cả nước).

Đặc biệt, vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định là nơi cho khai thác nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, tôm hùm, hải sâm...

Còn các tỉnh Tây nguyên chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung (bơ, sầu riêng, hồ tiêu,… ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum; cà phê ở tất cả các tỉnh; rau, hoa ở Lâm Đồng; sâm Ngọc Linh ở Kon Tum…).

Điểm đáng nói nữa là về tiêu chí môi trường, tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt còn thấp; tính chủ động của nhiều địa phương trong tìm kiếm, lựa chọn công nghệ, thu hút nhà đầu tư xây dựng các công trình xử lý rác thải còn chưa cao.

Việc tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác tham gia phân loại rác tại nguồn mới chỉ được một vài địa phương thực hiện; nhiều nơi, tiêu chí môi trường tuy đã đạt, nhưng chưa thực sự bền vững hoặc đi vào chiều sâu.

10 năm xây dựng Nông thôn mới ở Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Huy động 20 ngàn tỷ đồng ảnh 1

Lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương thực tế tại Quảng Nam.

Trong giai đoạn 2010-2019, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là hơn 364 ngàn tỷ đồng. Trong đó, ngân sách đối ứng của địa phương và vốn huy động từ người dân, cộng đồng gần như bằng nhau là khoảng 20 ngàn tỷ đồng.

Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phải xác định  xác định nông nghiệp – nông dân – nông thôn là thế mạnh, là dư địa, là đặc thù của Việt Nam.

Các tỉnh thành phải coi đây là sự nghiệp của dân, và không ai làm thay cho các địa phương, làm tốt bằng các địa phương.

Về các kiến nghị, vướng mắc, tồn tại, ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục và sớm có giải pháp khắc phục.

“Sau hội nghị này, các địa phương phải tổ chức tổng kết, rút ra những kinh nghiệm để thực hiện mục tiêu đề ra trong thời gian tới nhằm đạt được những kết quả tốt nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Theo Người Đưa Tin
Bình luận
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.