Krampus (Nam Đức và Áo): Krampus được biết đến là quái vật nửa người nửa dê, đeo giỏ trên lưng. Chiếc giỏ này chứa những đứa trẻ cư xử tồi và đưa chúng xuống âm giới. Hình tượng đáng sợ này có trong truyện dân gian của nhiều quốc gia, như Áo và Nam Đức. Nhiều thành phố tổ chức lễ hội Krampuslauf, trong đó nam giới hóa trang thành Krampus, cầm đuốc chạy dọc những con phố. Ảnh: Daily Mail.
Giấu chổi (Na Uy): Người Na Uy tin rằng phù thủy và các linh hồn xấu xa sẽ ra ngoài vào đêm Giáng sinh. Do đó, các gia đình sẽ giấu chổi quét, chổi lau trước khi đi ngủ để phù thủy không đánh cắp. Đôi khi, gỗ thông được đốt trong lò sưởi để ngăn phù thủy vào nhà theo đường ống khói. Ảnh: RWScoop.
Dê Yule (Thụy Điển): Dê Yule là một trong những truyền thống Giáng sinh lâu đời của vùng Scandinavia và Bắc Âu. Ban đầu, con dê giống như một vị khách đến xem các lễ mừng đã kết thúc hay chưa, nhưng theo thời gian, trở thành một hình tượng giống như Santa và đi phát quà vào đêm Giáng sinh. Ngày nay, ở Thụy Điển, những bức tượng dê bằng rơm được dựng ở các thành phố khắp nước. Ảnh: Thelocal.
Lễ hội Gà trống (Bolivia): Những lễ diễu hành dịp Giáng sinh ở Bolivia được tổ chức sôi động. Tương truyền, vào đêm Chúa ra đời, một con gà trống đã gáy lúc nửa đêm để thông báo điều này. Do đó, người Bolivia đổ về nhà thờ để ăn mừng Misa del Gallo - “Lễ hội Gà trống” vào ngày này hàng năm. Ảnh: Hotel Son Brull.
Nhện đem may mắn (Ukraine): Theo truyền thuyết cổ xưa của người Ukraine, một góa phụ nghèo và con của cô tìm thấy cây thông Giáng sinh trong vườn nhà, nhưng không có tiền để trang trí cây. Họ đem cây vào nhà và sáng Giáng sinh, những chiếc mạng nhện phủ đầy cây. Khi bé út mở cửa sổ và ánh sáng ban ngày chiếu lên, mạng nhện biến thành bạc và vàng. Vì thế, người Ukraine thương trang trí cây thông bằng nhện và mạng nhện nhựa. Việc thấy mạng nhện vào sáng Giáng sinh được xem là một điềm báo may mắn. Ảnh: Agesci Marche.
Ném một chiếc giày (Cộng hòa Czech): Vào ngày Giáng sinh, phụ nữ độc thân sẽ ném giày qua vai về hướng cửa ra vào. Nếu giày rơi xuống với mũi hướng về phía cửa, cô sẽ kết hôn trong năm tới. Nếu gót giày hướng về phía cửa, cô sẽ tiếp tục độc thân một năm nữa. Ảnh: Pickleball Portal.
13 ông già Yule (Iceland): Ở Iceland, 13 ông già Yule với 13 tính cách khác nhau sẽ thay vai trò của ông già Noel. Mỗi người sẽ đến thăm những đứa trẻ vào 13 ngày trước Giáng sinh. Trẻ em sẽ đặt một chiếc giày ở cửa sổ phòng ngủ mỗi tối. Nếu chúng ngoan ngoãn, họ sẽ để lại kẹo hoặc những món quà nhỏ. Trong lịch sử, họ được mô tả khá đáng sợ khi để lại khoai tây thối cho trẻ hư, nhưng hình tượng này đã được mềm mại hóa theo thời gian. Ảnh: North Iceland.
Tiệc gà rán (Nhật Bản): Giáng sinh không phải ngày lễ quốc gia ở Nhật, nhưng người dân có phiên bản tiệc Giáng sinh khá đặc biệt. Trong đó, họ ăn mừng dịp lễ này bằng gà rán của KFC. Ảnh: National Geographic.
Diễn viên hóa trang (Latvia): Ở Lativa, các “mummer” (diễn viên không chuyên) sẽ hóa trang thành các động vật như sếu, dê, sói, gấu, ngựa hay các nhân vật kinh dị tượng trưng cho tử thần. Họ phải giấu danh tính, đeo mặt nạ và giả giọng khác để đảm bảo người trong khu họ sống không nhận ra. Các mummer sẽ đi từ nhà này sang nhà khác để xua đuổi những linh hồn xấu xa bằng âm nhạc và bài ca truyền thống. Các gia đình sẽ mời họ vào nhà ăn uống. Nếu bị nhận ra trong lúc hóa trang, mummer sẽ phải gỡ bỏ mặt nạ. Ảnh: Latviatravel.
Lễ hội đèn lồng khổng lồ (Philippines): Vào thứ bảy trước đêm Giáng sinh, người dân vùng San Fernando (Philippines) sẽ tổ chức lễ hội Đèn lồng khổng lồ. Hình thành từ đầu thế kỷ 20, lễ hội ngày càng trở nên nổi tiếng. Ngày nay, nhiều làng tham dự và thi làm đèn. Những chiếc đèn có thể có đường kính lên tới 6 m, được làm từ tre, thép và giấy thủ công, trang trí bằng 5.000 bóng đèn được sắp xếp thành các họa tiết đặc biệt. Ảnh: Rappler.
(Ngày Nay) - Nắng nóng diện rộng trong những ngày tới có thể gây tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, làm gia tăng nguy cơ cháy nổ, cháy rừng và ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt.
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh.
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.
(Ngày Nay) - Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm khả năng xảy ra vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.