Hành trình vượt khó và lập kỳ tích của VĐV Phạm Phước Hưng

[Ngày Nay] - Hai lần chiến thắng bạo bệnh, trong đó có chứng lao xương tai ác, vô số lần vượt lên chấn thương đủ loại, gương mặt 30 tuổi Phạm Phước Hưng đã  trở thành một tượng đài, một mẫu hình đặc biệt của Thể dục dụng cụ Việt Nam với hàng loạt kỳ tích, mà nổi bật là 2 lần giành suất dự Olympic, đoạt 6 HCV SEA Games, 2 HCV cúp thế giới, có hai động tác được ghi vào sách kỹ thuật quốc tế. 
Hành trình vượt khó và lập kỳ tích của VĐV Phạm Phước Hưng

Mới đây tuyển thủ kỳ cựu từng được ví như một hot-boy của làng thể thao còn mở một CLB thể dục phong trào đầu tiên tại Hà Nội.

Hai lần chiến thắng bạo bệnh

Được các chuyên gia trực tiếp tuyển chọn khi đang là học sinh lớp 1 trường tiểu học Hoàng Diệu, cậu bé sinh năm 1988 Phạm Phước Hưng  đã phải rời xa gia đình, chấp nhận mất tuổi thơ để sang Trung Quốc tập huấn dài hạn từ năm 7 tuổi.  Sau 7 năm miệt mài rèn tập nơi xứ người, đến SEA Games 22 trên sân nhà, một Phước Hưng mặt non choẹt đã tỏa sáng như một nhân tố đặc biệt của TDDC Việt Nam, rồi chính thức bước lên đỉnh cao với tấm HCV nội dung xà kép hai năm sau đó.

Trên hành trình hiếm có ngay cả ở tầm thế giới ấy, Hưng còn có thêm một lần phải đối mặt với bệnh tật khi mắc bệnh lao phổi nặng hồi 2013. Hưng  lại được khuyến cáo cần chấm dứt tập luyện thi đấu, và một lần nữa anh lại dũng cảm đối mặt và vượt qua.

Đúng lúc sự nghiệp bắt đầu nở rộ thì tài năng trẻ này đã bất ngờ mắc bệnh lao xương tai ác. Càng nguy hiểm hơn vì bệnh bị phát hiện muộn, lại trong tình trạng Hưng vẫn tập luyện thi đấu quá nặng. Hưng bị mòn tới 2 đốt cột sống, lưng bị gù, ăn ngủ lúc nào cũng phải co quắp. Nghiệp thể thao của chàng trai 17 tuổi này coi như chấm dứt khi các bác sĩ của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều kết luận anh phải rời xa thảm đấu khẩn cấp để điều trị nếu không muốn tàn phế suốt đời.

Hành trình vượt khó và lập kỳ tích của VĐV Phạm Phước Hưng ảnh 1

Mất đến nửa năm, Hưng gần như phải nằm bất động trên giường, mỗi ngày nhận 2 mũi tiêm thuốc đặc trị liều cao đến mức người lúc nào cũng như đang sốt và gầy rộc. Bệnh bắt đầu thuyên giảm, Hưng được về nhà, có thể đi lại được song theo kiểu nhẹ nhàng, chậm chạp như đếm từng bước, với cái lưng lệch và vẫn đau nhói mỗi khi cử động. 

Hưng dồn hết cho việc áp dụng tuyệt đối quy trình điều trị, kết hợp với nỗ lực tối đa rèn luyện hồi phục bằng các bài tập đặc thù. Và thật kỳ diệu, đến đầu 2007, với Hưng dường như đã có một cuộc vượt ngưỡng khi sức khỏe, nhất là cái lưng đã gần như bình thường. Hưng đã thoát hiểm một cách kỳ lạ, khi kết quả khám lại đã như một giấc mơ có thật:  Căn bệnh lao xương đã khỏi hẳn, không có bất cứ di chứng nào.

Vừa khỏi bệnh, Hưng đã nghĩ ngay đến chuyện trở lại thảm đấu, song vấp phải sự phản đối, khuyên ngăn quyết liệt từ bố mẹ,  các HLV và ngay cả các đồng đội. Đơn giản chẳng ai muốn Hưng rơi vào tình thế mạo hiểm, với những nguy cơ rình rập như cảnh báo của bác sĩ. Thế nhưng, Hưng vẫn kiên quyết và nhẫn nại bảo vệ cho việc  quay lại thảm đấu tới cùng đến mức mọi người đều phải nhượng bộ với điều kiện Hưng phải trải qua giai đoạn thử thách trong 3 tháng, trước hết là việc tập thể lực nhẹ.

Tuân thủ được đúng 1 tuần đầu, Hưng đã giấu mọi người tập các bài tập đầy đủ. Lúc đầu, anh cũng rất run. Nhưng lạ ở chỗ, các động tác, độ khó đều đặn được nâng lên, thậm chí như cũ mà chẳng hề hấn gì, rồi đi bác sỹ kiểm tra lại vẫn cho kết quả bình thường . Chưa hết 3 tháng thử thách, Hưng đã công bố thành quả bằng một bài biểu diễn xà kép, xà đơn xuất sắc.

Hai động tác được đưa vào sách kỹ thuật thế giới

Như một sự đền bù ngọt ngào của số phận, qua thử thách ngặt nghèo, sự nghiệp của Hưng lại rực sáng một cách không ngờ. Chưa đầy 1 năm tập luyện bình thường, Hưng đã lấy lại được nguyên vẹn những gì mình đã có, đoạt luôn tấm HCV SEA Games 2007.

Hành trình vượt khó và lập kỳ tích của VĐV Phạm Phước Hưng ảnh 2

Từ đó,  anh tiếp liên tục bứt  phá để đạt tới độ chín đỉnh cao, và đáng nể hơn kéo dài cho tận bây giờ, trở thành một tượng đài đặc biệt của TDDC Việt Nam,  với hàng loạt kỳ tích mà nổi bật là 2 lần giành suất dự Olympic,  6 HCV SEA Games, 2 HCV cúp thế giới. Trên hành trình hiếm có ngay cả ở tầm thế giới ấy, Hưng còn có thêm một lần phải đối mặt với bệnh tật khi mắc bệnh lao phổi nặng hồi 2013. Hưng  lại được khuyến cáo cần chấm dứt tập luyện thi đấu, và một lần nữa anh lại dũng cảm đối mặt và vượt qua.

Vượt lên những tấm huy chương, thành tích vô cùng sáng giá, phẩm chất và cả sự nghiệp  của Hưng có lẽ được kết đọng ở chuyện anh có tới hai lần có động tác được đưa vào sách kỹ thuật thế giới, trong đó đáng nhớ nhất là lần đầu tại  Giải VĐTG 2015.  Đúng 1 tuần trước giải, anh mới nảy ra ý định tập luyện động tác này. Làm đi làm lại thấy có vẻ ổn nên anh quyết định đăng ký động tác mới với Liên đoàn TDDC Quốc tế (FIG) với đầy đủ hình ảnh, băng hình. Sau khi được FIG chấp nhận, Hưng còn phải trải qua giai đoạn quyết định là trình diễn thành công động tác đó tại VĐTG. Tại giải, nếu động tác đăng ký thực hiện không chuẩn hoặc sai, có điểm số về độ khó thấp thì cũng không được chấp nhận. Cuối cùng, Phạm Phước Hưng đã vượt qua thử thách khắc nghiệt nhất để được ghi danh trong sách kỹ thuật FIG. Chỉ sau đó đúng hai năm, Hưng lại khiến cả làng thể dục dụng cụ quốc tế kinh ngạc khi cho ra một động tác mới đạt chuẩn.

Hành trình vượt khó và lập kỳ tích của VĐV Phạm Phước Hưng ảnh 3

CLB thể dục phong trào đầu tiên tại Hà Nội

Một năm nay, ngoài giờ tập luyện, Hưng còn chăm lo quản lý và thúc đẩy CLB “Phước Hưng Gymnastics”- một mô hình thể dục phong trào mà anh tiên phong mở tại Việt Nam. Đây là mô hình CLB mà Hưng ấp ủ từ lâu, dày công chuẩn bị, và trút hết không chỉ ý tưởng, kinh nghiệm mà cả số tiền mà mình tích lũy được bao năm. Phòng tập của anh có khu vực dành riêng cho những thành viên đủ mọi lứa tuổi với bộ dụng cụ khá đầy đủ gồm hố mút, đệm, thảm hơi, lưới bật, xà đơn, xà kép, vòng treo, cầu thăng bằng và các dụng cụ hỗ trợ cho các môn thể thao mạo hiểm như parkour, sasuke, thể dục đường phố. Cùng đó, “Phước Hưng Gymnastics” còn có phòng tập sàn gỗ gương kính để cho các bạn trẻ thuê mở lớp múa, nhảy, yoga…. Phòng tập của Hưng đã thu hút được rất  nhiều người, có cả người cao tuổi, người trẻ, người nước ngoài, tới tập luyện, với sự đánh giá cao về chất lượng, sự an toàn. 

Ngoài CLB của riêng mình, Hưng còn tích cực tổ chức và tham gia vào các hoạt động quảng bá cho TDDC, nhằm đưa môn thể thao này ra với cộng đồng theo những cách thức đa dạng và sinh động.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.