Hiện nay, nhiều phụ huynh vẫn thường có thói quen chế biến bữa ăn cho con với hàm lượng chất béo chiếm khoảng 35 - 40% năng lượng khẩu phần.
Trong khi đó, nhu cầu về chất béo của trẻ ở lứa tuổi từ 4 tuổi trở lên chỉ khoảng 25% trong tổng năng lượng khẩu phần (càng lớn, nhu cầu cung cấp chất béo càng ít đi). Khác hẳn với lứa tuổi nhỏ dưới 3 tuổi, hàm lượng chất béo có thể chiếm tới 40% trong tổng số năng lượng khẩu phần.
Ở lứa tuổi từ 4 tuổi trở lên, nhu cầu chất béo chỉ khoảng 25% trong tổng năng lượng khẩu phần |
Cha mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ và tăng cường vận động thể lực để trẻ có một hình thể tốt. Khỏa mạnh, cân đối sẽ là tiền đề tốt cho sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ sau này.
Dưới đây là một số loại thực phẩm dễ gây béo phì cho trẻ mẹ nên cân nhắc khi cho trẻ ăn:
* Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô có chứa một lượng calo gấp 5 - 8 lần các loại hoa quả tươi bởi nó đã trải qua một quá trình khử nước, sấy khô nên khi chế biến sẽ phải cho thêm đường và một số chất bảo quản khác.
Hơn nữa, nhiều loại trái cây sấy khô còn được ướp thêm một lượng đường nhất định, điều này làm tăng thêm calo khi được sấy khô. Ví dụ như, lượng calo của nho tươi là 60 trong khi nho khô chứa 460.
Trái cây sấy khô có chứa một lượng calo gấp 5 - 8 lần các loại hoa quả tươi |
* Bánh kẹo ngọt
Bánh kẹo ngọt luôn là "người bạn thân thiết" của hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong bánh kẹo ngọt thường chứa nhiều dầu mỡ và đường khiến cân nặng của trẻ gia tăng nhanh chóng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Bánh kẹo ngọt thường chứa nhiều dầu mỡ và đường khiến cân nặng của trẻ gia tăng nhanh chóng |
* Bim bim, mì ăn liền
Bim bim, mì ăn liền là một trong những thực phẩm tiện lợi mà trẻ rất thích ăn. Tuy nhiên, đây đều là những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, tinh bột, có chỉ số đường cao khiến trẻ dễ tăng cân. Nếu dùng nhiều, sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất, có nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, cao huyết áp...
Không chỉ vậy, trong mì ăn liền còn chứa nhiều muối, phosphate (một chất giúp cải thiện mùi vị), phụ gia tổng hợp mùi vị MSG (monosodium glutamate monohydrate), có thể gây ra nguy cơ loãng xương, dị ứng, ảnh hưởng không tốt đến thận của trẻ.
Dùng nhiều bim bim, mì ăn liền có thể khiến trẻ thiếu dinh dưỡng và dễ mắc các bệnh về tim mạch |
* Thức ăn nhanh
Các loại đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, humburger, pizza... đều là những đồ ăn nhẹ chứa rất nhiều chất béo.
Một phần Humburger chứa khoảng 450 - 460 calo, nhiều chất béo, nhiều muối, ít rau, các chất dinh dưỡng không được cân đối. Nếu trẻ thường xuyên ăn Humburger sẽ dẫn tới nguy cơ bị béo phì, rối loạn mỡ trong máu.
Đối với pizza cũng vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn với tần suất vừa phải, nên chọn loại pizza chỉ có 1/2 lượng pho mát so với loại thông thường, có vỏ mỏng để giảm được 80 calo trên mỗi phần bé ăn.
Đồ ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo và calo |
Trong khoai tây chiên giòn có chứa tới 3,5g chất béo và một lượng tinh bột khá lớn trên mỗi khẩu phần. Vì vậy, các mẹ nên hạn chế mua khoai tây chiên giòn cho bé ăn.
vào đó, mẹ có thể tự tay làm món ăn này cho trẻ tại nhà để giảm lượng chất béo trong khoai tây bằng cách thái hình que, trộn thêm vài thìa dầu oliu và nướng ở trên 200 độ C trong khoảng 20 phút. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng khoai lang để 'đổi vị' cho bé mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.
* Yến mạch
Yến mạch rất tốt cho sức khỏe nhưng để làm tăng thêm độ giòn cho yến mạch, người ta thường cho thêm dầu ăn vào yến mạch. Vì vậy một bát yến mạch thông thường chứa đến 500 calo.
Trong khi các loại ngũ cốc khác với cùng một lượng chất dinh dưỡng nhưng ít đường và dầu ăn hơn chứa một lượng calo chỉ bằng một nửa.
Một bát yến mạch thông thường chứa đến 500 calo |
* Bánh mì
Các chất muối, đường tinh luyện và chất bảo quản chứa trong bánh mì có thể khiến trẻ nhanh chóng béo phì.
Bánh mì có thể khiến trẻ nhanh chóng béo phì nếu sử dụng không khoa học |
* Bánh nướng
Một chiếc bánh nướng đi kèm với táo hoặc chuối sẽ làm cân nặng của trẻ tăng lên đáng kể bởi nó chứa khoảng 20g chất béo, 420 calo và 34g đường.
Một chiếc bánh nướng chứa khoảng 20g chất béo, 420 calo và 34g đường |
* Nước ngọt có đường, có ga, các loại trà đóng chai
Các loại nước ngọt có đường, có ga thường có sức hấp dẫn đặc biệt với nhiều trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia về sức khỏe cho rằng đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra một số vấn đề về sự gia tăng trọng lượng cơ thể trẻ.
Trong các loại nước uống này đều chứa một lượng đường hoặc mật ong nhất định làm gia tăng lượng calo có trong nước. Một chai trà hoặc soda có thể có chứa lượng calo lên đến 200. Một chai nước ép táo hoặc nước cam có đến 55g carbohydrate, tương đương với 5 lát bánh mì.
Các loại nước ngọt có đường, có ga là nguyên nhân hàng đầu gây ra một số vấn đề về sự gia tăng trọng lượng cơ thể ở trẻ |
Thay vào đó, mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc và sữa với lượng vừa phải để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mà không khiến trẻ rơi vào tình trạng 'phát phì'.
* Kem
Kem là món ưa thích của trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng. Những loại kem chứa nhiều calo và chất béo thường là kem sôcôla, kem vị kẹo, kem chứa caramen. Mẹ nên tránh cho bé ăn quá nhiều những loại kem này. Hãy cho bé ăn sữa chua đông lạnh hoặc các loại kem ít béo hơn để cung cấp năng lượng và nguồn canxi phong phú.
Kem sôcôla, kem vị kẹo, kem chứa caramen là những loại kem có nhiều calo và chất béo |
* Sữa nguyên chất
Sữa là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi rất tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên trong sữa nguyên chất có chứa rất nhiều chất béo nên tốt nhất các mẹ không nên cho trẻ uống loại này mà nên cho trẻ uống sữa tươi không đường, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân để thay thế.
Mẹ nên cho trẻ uống sữa tươi không đường, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân thay vì sữa nguyên chất |
* Vỏ bánh cuốn bên ngoài
Một chiếc vỏ bánh cuốn bên ngoài có thể chứa đến 300 calo. Vì vậy, mẹ hãy cân nhắc khi cuộn những thứ bên trong cho trẻ ăn để không làm tăng lượng calo lên cao hơn.
Một chiếc vỏ bánh cuốn bên ngoài có thể chứa đến 300 calo |
Lê Qúy (T/h)
>>> Xem thêm
- 8 loại cháo bổ dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng