12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới

[Ngày Nay] - Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) - chương trình viện trợ lương thực của Liên Hiệp Quốc, tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới giải quyết nạn đói - được trao giải Nobel Hòa bình năm 2020 vì những nỗ lực chống lại nạn đói, những cống hiến cho hòa bình ở những khu vực tranh chấp và đã hành động để ngăn chặn việc sử dụng nạn đói như vũ khí của chiến tranh và xung đột.
Các nữ sinh ở Beira (Mozambique) lấy khẩu phần ăn về nhà trước khi trường học đóng cửa vào tháng Tư.(Ảnh: Karel Prinsloo/Arete/UN Mozambique).
Các nữ sinh ở Beira (Mozambique) lấy khẩu phần ăn về nhà trước khi trường học đóng cửa vào tháng Tư.(Ảnh: Karel Prinsloo/Arete/UN Mozambique).

Dưới đây là 12 điều có thể độc giả muốn biết về chương trình này:

1. WFP là cơ quan nhân đạo lớn nhất thế giới, hỗ trợ 100 triệu người ở 88 quốc gia.

12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới ảnh 1

Nhân viên hành chính Chiara Camassa tại nhà kho của WFP ở Port-au-Prince (Haiti) (Ảnh: WFP/Antoine Vallas).

2. Mỗi ngày, WFP có 5.600 xe tải, 30 tàu và 100 máy bay tỏa đi cung cấp thực phẩm và các hỗ trợ khác ở những vùng xa xôi và khó khăn nhất trên thế giới.

12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới ảnh 2

WFP cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không thiết yếu và các hỗ trợ hậu cần khác cho cộng đồng nhân đạo tại Cộng hòa Dân chủ Congo (Ảnh: WFP/Jean Pierre Kitungwa).

3. WFP là cơ quan tuyến đầu ứng phó với các trường hợp khẩn cấp do xung đột, chấn động khí hậu, đại dịch và các thảm họa khác. WFP hiện đang giải quyết các trường hợp khẩn cấp diễn ra ở 20 quốc gia hoặc khu vực, phần lớn là do xung đột.

12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới ảnh 3

Các khoản trợ cấp tiền mặt được phân bổ trước khi lũ lụt xảy ra cho phép các gia đình chuẩn bị sẵn sàng cho thiên tai (Bangladesh). (Ảnh: WFP/Sayed Asif Mahmud).

4. WFP cung cấp bữa ăn học đường cho 17,3 triệu trẻ em, cải thiện cả chế độ dinh dưỡng và khả năng tiếp cận nền giáo dục có khả năng thay đổi cuộc sống của các em. Kể từ năm 1990, WFP đã xây dựng năng lực của các chính phủ quốc gia, với hơn 40 chương trình bữa ăn học đường.

12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới ảnh 4

Bữa ăn miễn phí (làng Dyikan, Kyrgyzstan). (Ảnh: WFP/Daniil Usmanov).

5. Đóng góp cho WFP đã tăng lên trong những năm gần đây. Vào năm 2019, mức quyên góp đã đạt 8 tỷ USD - nhưng vẫn cách mục tiêu tài trợ 4,1 tỷ USD. Nhu cầu gia tăng liên quan đến chi phí hỗ trợ người dân cao giữa các cuộc xung đột kéo dài, thảm họa liên quan đến khí hậu và đại dịch COVID-19, kéo theo nhu cầu hỗ trợ tài chính tăng hơn bao giờ hết.

12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới ảnh 5

Một phụ nữ ở Brazzaville chờ đến lượt mua hàng tạp hóa (Cộng hòa dân chủ Congo). (Ảnh: WFP/Alice Rahmoun).

6. WFP kết nối nông dân sản xuất nhỏ với thị trường ở hơn 40 quốc gia. Năm 2019, WFP đã mua thực phẩm trị giá 37,2 triệu USD từ các hộ sản xuất nhỏ, những người sản xuất hầu hết thực phẩm trên thế giới.

12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới ảnh 6

Các thành viên của cộng đồng Akha tại một địa điểm phân phối thực phẩm WFP (Lào). 
(Ảnh: WFP/Vilakhone Sipaseuth).

7. 127.000 ha đất đã được phát triển và 7.000 ha rừng được trồng vào năm 2019 theo sáng kiến Hỗ trợ Lương thực của WFP, nhằm cải thiện an ninh lương thực dài hạn của người dân và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới ảnh 7

Lô hàng đầu tiên của WFP cung cấp, bao gồm 50 bộ máy thở không xâm lấn, đến Vũ Hán vào ngày 13/3. (Ảnh: Yingshi Zhang).

8. WFP đã giao 4,2 triệu tấn lương thực trong năm 2019, nặng tương đương với 840.000 con voi châu Á.

12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới ảnh 8

Nhân viên WFP Elizabeth Adejoh làm việc ở Makoko, khu ổ chuột nổi lớn nhất thế giới, Lagos (Nigeria).  (Ảnh: WFP/Damilola Onafuwa).

9. Hơn 3/4 thực phẩm chúng ta mua đến từ các nước đang phát triển, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho chi phí vận chuyển, đồng thời giúp duy trì và phát triển nền kinh tế địa phương.

12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới ảnh 9

Các bà mẹ ở vùng nông thôn Deir Ez-Zor (Syria) chờ lấy thức ăn từ một điểm hỗ trợ của WFP. (Ảnh: WFP/Jessica Lawson).

10. WFP là tổ chức hỗ trợ tiền mặt lớn nhất trong cộng đồng nhân đạo. 2,1 tỷ USD hỗ trợ đã được cung cấp theo cách này ở 64 quốc gia vào năm 2019. Tiền mặt làm tăng sự lựa chọn của người tiêu dùng và củng cố thị trường địa phương.

12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới ảnh 10

WFP và tổ chức Tầm nhìn Thế giới cung cấp 5.000 giỏ thực phẩm cho người Colombia và người di cư ở Soacha, gần Bogotá. (Colombia). (Ảnh: WFP/Mathias Roed).

11. WFP đang giúp 15 quốc gia dự báo các hiện tượng khí hậu cực đoan và kích hoạt kế hoạch hành động phòng ngừa trước khi các gia đình dễ bị tổn thương bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Việc chuyển tiền trước lũ lụt, hạn hán và bão cho phép những người bị thiệt hại sơ tán tài sản và gia súc, gia cố nhà cửa, mua thực phẩm, hạt giống và các mặt hàng khẩn cấp để họ chuẩn bị tốt hơn đối phó với khủng hoảng lương thực.

12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới ảnh 11

Omar, 4 tuổi, ở Khawlan (Yemen). (Ảnh: WFP/Mohammed Awadh)

12. Hơn 50% dân số tiếp nhận sự hỗ trợ của WFP là phụ nữ và trẻ em gái. Năm 2019, 60% người tham gia Sáng kiến Chống chịu Nông thôn R4 là phụ nữ. Điều này cho phép 56.102 phụ nữ trên 7 quốc gia ứng phó rủi ro khí hậu tốt hơn bằng các chính sách bảo hiểm giúp bảo vệ khỏi một loạt rủi ro đối với sinh kế.

12 điều ít biết về Chương trình Lương thực Thế giới ảnh 12

Nông dân Rebecca đã nhận được hỗ trợ của WFP sau khi vụ ngô của cô ấy thất bại vào đầu năm nay (Zimbabwe). (Ảnh: WFP/Claire Nevill).

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.