1. Massage bụng
Massage bụng là phương pháp giúp bé bớt đau và giảm các triệu chứng táo bón hiệu quả. Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa trên giường rồi dùng hai bàn tay massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ
Mỗi lần massage 10 phút, 1 ngày khoảng 2 đến 3 lần. Mẹ thực hiện quy trình này hàng ngày cho đến khi bé có thể đi đại tiện bình thường.
Phương pháp massage có thể áp dụng với trẻ 1 tháng tuổi trở nên. Thời gian massage thích hợp tối thiểu là sau bữa ăn 2 giờ.
2. Tập thể dục
Mẹ đặt bé nằm trên giường, hai chân hướng về phía mình. Sau đó nâng hai chân của con lên rồi nhẹ nhàng di chuyển giống như bé đang đạp xe đạp. Giữ tốc độ ổn định đều đặn. Việc tập thể dục như vậy sẽ giúp bé thoải mái và bớt đau bụng.
3. Ngâm nước ấm
Nước ấm có khả năng làm giảm táo bón và khiến bé dễ chịu hơn. Hãy chuẩn bị cho con một bồn nước ấm rồi cho bé ngâm mình 5 đến 10 phút. Trong lúc đó mẹ hãy massage nhẹ nhàng cho bé.
4. Uống nhiều nước
Dù bé đang bú sữa mẹ hoặc bú bình thì khi táo bón mẹ vẫn nên bổ sung thêm nước cho con. Hãy cho con uống thêm ¼ - ½ chén nước mỗi khi ăn xong. Chỉ sau vài ngày bé sẽ đi vệ sinh dễ dàng.
5. Uống nước ép hoa quả
Nước ép quả có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, đặc biệt nước ép quả lê hoặc quả táo còn có tác dụng làm giảm táo bón. Hầu hết các bé rất thích nước trái cây vì chúng có vị ngọt. Mẹ chỉ nên cho bé uống khoảng ½ chén nước ép sau bữa ăn.
6. Ăn bơ
Bơ là loại quả cực kỳ nhiều chất xơ nên rất tốt với những trẻ bị táo bón. Mẹ hãy băm nhuyễn phần thịt bơ và trộn với sữa chua để cho bé ăn. Món ăn này sẽ giúp cho bé tiêu hóa tốt hơn và nhanh chóng khỏi táo bón.
7. Thêm vừng đen vào bữa ăn
Vừng đen là một trong những loại thực phẩm có khả năng tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Để điều trị táo bón ở trẻ, mẹ chỉ cần rang vừng đen rồi xay nhuyễn. Sau đó trộn vừng đen nấu cháo hoặc bột cho bé ăn dặm. Chỉ sau vài lần ăn bé có thể đi vệ sinh như bình thường.
8. Bột sắn
Đối với các bé đã ăn dặm mẹ có thể cho con ăn bột sắn để giúp giải nhiệt, hết nóng trong. Khi nấu cháo cho bé mẹ hãy trộn thêm một ít bột sắn và thêm vào một ít vừng đen. Sau một vài bữa tình trạng táo bón sẽ được cải thiện đáng kể.
9. Dầu oliu
Dầu oliu cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm các triệu chứng của táo bón. Mẹ hãy thêm một vài giọt dầu oliu vào đồ ăn cho bé. Điều này sẽ giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn.
10. Uống nước mía, mật ong
Nếu con bạn lớn hơn một tuổi thì nước mía và mật sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị táo bón. Mẹ trộng 40ml nước mía cùng 5ml mật ong. Sau đó cho bé uống vào lúc đói bụng. Một ngày uống hai lần buổi sáng và buổi chiều. Bé sẽ nhanh chóng đi đại tiện bình thường.
11. Ăn dưa hấu:
Dưa hấy được biết đến như một loại quả an toàn cho bé bị táo bón. Vì hàm lượng chất xơ, vitamin C và đặc biệt là thành phần nước cao giúp bổ sung lượng nước bị mất và giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc tốt hơn.
12. Ăn khoai lang chấm mật mía:
Trẻ ăn dặm từ 12 tháng trở lên có thể ăn khoai lang nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích nhu động ruôt, từ lâu vốn đã nỗi tiếng là mẹo hay trị táo bón hiệu quả. Với trẻ trên 12 tháng đã ăn được mật ong, mật mía, mẹ có thể áo dụng mẹo trên. Mẹ ra chợ chọn mua một củ khoai lang tươi, vỏ không bị sần, không có lỗ thâm, mọc mầm, về rửa sạch rồi luộc cho bé ăn nóng chấm mật mía. Với trẻ chưa biết nhai, mẹ có thể giúp con nghiền nhuyễn rồi trộn mật cho con.
13. Nho khô:
Áp dụng cho trẻ ăn dặm từ 8 tháng trở lên. Mẹ hãy bỏ 4 đến 5 quả nho khô vào một cốc nước lọc và để qua đêm. Sáng hôm sau, khi nho đã nở ra, mẹ lấy nho, ép lấy nước cốt. Bốn, năm quả nho khô thường sẽ ép được 2 - 3 muỗng cà phê nước cốt. Cho trẻ uống tốt nhất vào buổi sáng. Đây là biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho bé táo bón.
14. Đổi loại sữa
Nếu bé đang bú sữa công thức thì một số loại cũng có khả năng gây ra táo bón. Bởi vậy mẹ hãy thay đổi sang loại sữa khác khi bé bị táo bón để tìm ra loại sữa tốt nhất. Các loại sữa có hàm lượng lactose thấp sẽ ít gây táo bón hơn.
Trong những trường hợp sau cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ:
Tình trạng bệnh táo bón ở trẻ kéo dài trên một tuần, việc thay đổi chế độ ăn của mẹ dành cho bé không có tác dụng thay đổi.
Ngay khi sinh xong, bé bị táo bón, bụng chướng và không đi vệ sinh được.
Bé bị táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe như sút cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn mửa…