2018: Tín dụng cho tiêu dùng sẽ tăng mạnh

(Ngày Nay) -“Cho vay tiêu dùng dự báo tiếp tục tăng mạnh, càng ngày đóng góp tiêu dùng kinh tế càng tăng lên”, chuyên gia tài chính ngân hàng chia sẻ tại Hội thảo “Cơ hội đầu tư - kinh doanh 2018” ngày 6/1/2018 tại Thanh Hoá.
 
2018: Tín dụng cho tiêu dùng sẽ tăng mạnh

Ông Nghĩa cho biết, năm 2017, về khu vực tài chính bao gồm cả ngân hàng, đã có những thành công trong chính sách tiền tệ. Thành công ở đây không phải là đưa ra chính sách tốt mà hành động thực thi chính sách tốt. Chính sách của Việt Nam tốt nhưng hành động lại không mấy khi tốt. Tuy nhiên, năm 2017 chúng ta đã kiên định với mục tiêu dài hạn, không để cho mục tiêu ngắn hạn và thành tích chính trị phá bỏ mục tiêu dài hạn. Các tổ chức quốc tế đánh giá cao điều này.

Về tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, trong năm qua ngân hàng chưa có điều kiện giảm nhiều nên khá kiên định với mục tiêu dài hạn đề ra.

Năm 2017 là năm thành công của tài chính, bao gồm toàn bộ các ngành ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm và nhất là khu vực ngân hàng. Thành công của chính sách tiền tệ là hành động thực thi chính sách tốt. Lâu nay ở Việt Nam thì chính sách lúc nào cũng tốt nhưng hành động thực thi chính sách không phải khi nào cũng tốt. 

Năm 2017, chúng ta kiên định các mục tiêu tài chính dài hạn và đã được các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao.  

Điều hành lãi suất cũng lấy mục tiêu dài hạn. Chính phủ mong muốn giảm lãi suất, giảm tỷ giá để hỗ trợ kinh doanh nhưng khối ngân hàng chưa có điều kiện giảm nhiều nên phần lớn vẫn kiên trì các mục tiêu ổn định và dài hạn. 

Lòng tin vào hệ thống ngân hàng được cải thiện, các xếp hạng về ngân hàng được thay đổi theo hướng tích cực. Triển vọng xếp hạng của Việt Nam được chuyển từ “tiêu cực” sang “ổn định" và nay là triển vọng “ổn định tích cực”. Nợ xấu giảm từ 17% (2014), xuống 12% (2016) và 9,4% (2017).

Đây là những tiến bộ đáng kể do nền tảng tài chính được cải thiện tốt, bao gồm tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời. Chỉ số sinh lời tăng gần gấp đôi lên tới 11%, có ngân hàng vượt mức 14-15%, đạt mức trung bình khá của khu vực Đông Nam Á.

Công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và toàn hệ thống nói chung đạt kết quả bước đầu và tạo lòng tin nhất định, tạo triển vọng sáng sủa hơn trong năm 2018.

Năm 2018 vẫn duy trì được sự ổn định và có thể cải thiện các mục tiêu dài hạn. Với tăng trưởng kinh tế, chu kỳ tăng trưởng ngắn hạn sẽ kết thúc trong quý III/2018 và sau quý III sẽ vào chu kỳ giảm tăng trưởng ngắn hạn. Chu kỳ dài hạn thì đến 2019 sẽ giảm dần, không có đột phá. 

Phần lớn các nước đạt thu nhập bình quân đầu người 2.000 USD sau đó tốc độ tăng trưởng đều đi xuống, duy chỉ có Hàn Quốc và Trung Quốc là ngoại lệ. Việt Nam đã duy trì được 4 năm từ sau năm 2014, nhưng sau đó cũng tốc độ tăng sẽ đi xuống theo quy luật chung. Ngoại trừ ta có những thay đổi đột phá về công nghệ, về chất lượng nhân lực... thì mới tạo ra tăng trưởng GDP cao hơn dự kiến của chúng tôi.

GDP năm 2018 dự báo chỉ tăng trên 6%, phù hợp với tính toán của các chuyên gia quốc tế. 

Năm 2018, lạm phát mức 4%, lãi suất ổn định, giảm nhẹ, tỷ giá ổn định. Tôi dự đoán, kiểm soát tín dụng với bất động sản sẽ như năm 2017, không siết vào nhưng cũng không nới lỏng làm bùng nổ. 

Cho vay tiêu dùng dự báo tiếp tục tăng mạnh. Phù hợp với thông tin chúng ta nói, càng ngày đóng góp tiêu dùng kinh tế tăng lên. Vốn tín dụng ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm tiếp tục tăng.

Về thách thức 2018: Thứ nhất, tình hình quốc tế, gỡ bỏ hạn chế kiểm soát tài chính ngân hàng. 

Thứ hai, yếu nhất là vốn và nhân lực. Cả hai yếu tố cuối hoà quyện với nhau, nên muốn đưa công nghệ mới vào khó, muốn nâng cao kỹ năng quản lý khó tiệm cận quốc tế về quản trị khó khăn. Đây là vấn đề lâu dài mà chiến lược phát triển quốc gia cần quan tâm làm nào doanh nghiệp có cạnh tranh.

Thứ ba, rủi ro chính quyền, nói như Thủ tướng là “trên nóng dưới lạnh” nhưng thật ra vẫn như cũ, rủi ro chính quyền còn lớn, chi phí để chống đỡ rủi ro chính quyền cao và chúng ta mất nhiều thời gian về điều này cho nên kéo theo ngân sách và nợ công, nếu không xử lý dứt điểm. Điều quan trọng, hiệu quả vẫn rất kém. Đó là những thách thức trước mắt với Việt Nam.

Như chúng ta nghiên cứu xem có giảm được lãi suất tiền gửi không. Nhưng nếu giảm được lãi suất tiền gửi thì sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Dân sẽ vác tiền đi mua vàng, USD. Nợ xấu là 1 phần thôi, còn do chi phí quá cao của chính quyền đều là nguyên nhân làm lãi suất ngân hàng cao. Nhìn vào chi phí vốn của ngân hàng sẽ thấy điều đó. Cần tập trung nguồn lực để giảm nó.

Những chính sách của lĩnh vực này không quan trọng bằng cách thức chúng ta thực hiện đó. Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ nhằm vào mục tiêu dài hạn. 

Trước ý kiến tăng trưởng GDP của ông Nghĩa, ông Đặng Huy Đông - Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phản biện: Ông Lê Xuân Nghĩa nói về các vấn đề tài chính, và khản giá đồng tình. Nhưng tôi chưa đồng thuận về tăng trưởng kinh tế và lạc quan kinh tế. Tôi nhấn mạnh về quy luật trong kinh tế không có gì là tuyệt đối. Không nhà kinh tế nào nói tuyệt đối, người ta chỉ nói “nếu” thôi. 

Tôi nói 8-10% là dựa trên những gì tôi biết. Tôi rất tự hào về trí tuệ người Việt. Những gì tôi nhìn vào công nghệ đối mới sáng tạo của người Viêt. Những gì đã làm đúng và chưa đúng. Những gì tôi nhìn thấy thì 8-10% là hoàn toàn có thể. Tôi xin nhấn mạnh trong kinh tế không có gì tuyệt đối.

Còn ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV lại cho rằng năm 2018, đa số các nước lớn đã thắt chặt tài khoá và tiền tệ. Điều này có tác động đến lãi suất, đầu tư và tỷ giá. Mức độ tác động như nào thì có thể là giảm hơn với chúng ta do Việt Nam đang có sự điều hành chủ động.

Một mối lo khác là ở Trung Quốc. Câu chuyện giảm đầu tư, siết tín dụng là chính sách chủ đạo trong năm tới, dự đoán kinh tế Trung Quốc năm tới sẽ tăng 6,3%. Tác động từ kinh tế Trung Quốc tới kinh tế toàn cầu sẽ là làm giảm tốc độ tăng trưởng. Dự đoán nợ xấu của Trung Quốc từ 8% đến 10%. 

Với câu chuyện tín dụng của Việt Nam, quan điểm của tôi là chúng ta không nên dựa quá nhiều vào tín dụng. Tất nhiên tín dụng vẫn là kênh đầu tư quan trọng.

Tuy nhiên có mấy lý do: Thứ nhất, chúng tôi thấy rằng trong vốn đầu tư thì đầu tư bằng tín dụng chiếm 60%, còn 40% từ các dòng vốn khác. Vậy nếu tín dụng tăng trưởng tích cực còn 40% còn lại không tích cực thì cũng không thể phát triển kinh tế. 

Theo nghiên cứu của chúng tôi với số liệu của 10 nước, nếu đẩy tín dụng tăng thêm 10% thì tăng trưởng kinh tế chỉ tăng 0,5%. Như vậy không phải thúc đẩy tăng trưởng tín dụng sẽ nhất thiết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Năm 2017, tín dụng tăng 19% nhưng năm nay chúng ta nên đưa ra con số thận trong hơn là 17% vì các lý do cơ bản. Thứ nhất, tín dụng không nhiều. Tín dụng tăng trưởng khá nhanh và mạnh với 8,9% - 2013, 14% - 2014, 15,7% - 2015 và 19% - 2016, như vậy là tăng đều trong các năm vừa qua.

Hiện nay liên quan đến cân đối nguồn vốn, tôi nhận thấy huy động vốn tín dụng chiếm 17,5%, tất nhiên thanh khoản ngân hàng tốt, với hơn 18% là mức chấp nhận được. 

Tuy nhiên ta cần có sự tách bạch trong thống kê về tín dụng. Ví dụ, trong bất động sản, nếu cho vay để mua nhà thì đó phải là tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản, không thể tính vào tín dụng tiêu dung, trừ khi vay để sửa nhà.

Ông Lực cũng nhận định thêm, năm 2018 khả năng giảm lãi suất là khó, vì 4 nguyên nhân sau: Thứ nhất, lãi suất đầu vào khó giảm.Thứ hai, vấn đề nợ xấu hiện đã được xử lý nhanh hơn nhờ Nghị quyết 42. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để thì không phải ngày một ngày hai mà cần cả một quá trình. Khi chưa thể xử lý nợ xấu nhanh hơn, hiệu quả hơn thì chưa thể giảm lãi suất.Thứ ba, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra của các ngân hàng Việt Nam đang ở mức tương đối thấp so với khu vực, chỉ 2,2%-2,4%, so với Trung Quốc khoảng 3%, Philippines, Indonesia khoảng 2,8%-3%.Thứ tư, chi phí giao dịch kinh tế của Việt Nam rất cao.

“Như vậy lãi suất ổn định lại thì được nhưng giảm tiếp thì rất khó”, ông Lực khẳng định.

TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.