Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Hết 2018, chờ tiếp đến bao giờ?

Năm dương lịch 2018 đã khép lại, với bao quyết tâm, lời hứa, nhưng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa vận hành thương mại như dự kiến.
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Kinh tế Đô thị
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Kinh tế Đô thị

Quá sốt ruột, ngày 25/12 Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã phải làm việc với ông Đường Hồng, Giám đốc điều hành dự án (Tổng thầu EPC Trung Quốc) về công việc của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Cả đại diện chủ đầu tư và tổng thầu Trung Quốc cho biết, vẫn đang dốc sức cho mục tiêu đưa vào khai thác thương mại tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước Tết Âm lịch Kỷ Hợi 2019.

Mặc dù trước đó, trong đợt vận hành thử liên động 5 đoàn tàu dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông, đại diện chủ đầu tư cho biết, dự kiến cuối năm sẽ chính thức vận chuyển hành khách. Với tiến độ này chưa biết khi nào đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể vận hành.

Bộ trưởng GTVT cũng “sốt ruột”

Tại ban chỉ huy công trường sáng 25/12, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo các bên nhanh chóng hoàn thành dự án để đưa công trình vào vận hành. Bộ GTVT yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Ban Quản lý dự án đường sắt phối hợp với các cơ quan của Hà Nội hỗ trợ nhà thầu nghiệm thu nhanh nhất theo đúng quy định.

Ông Thể cũng đề nghị nhà thầu phải hoàn thiện hồ sơ xuất xứ, nguồn gốc thiết bị, vật tư; hồ sơ hoàn công từng phần để có thể hoàn thành hồ sơ nghiệm thu tổng thể; trên cơ sở đó bàn giao công trình cho Hà Nội để đưa vào vận hành, khai thác.

Nhiều thiết bị chưa được nghiệm thu

Lý giải việc đến nay đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể vận hành, ông Đường Hồng thông tin, công trình chưa được khai thác theo kế hoạch tiến độ do còn một số vướng mắc về hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu các hạng mục cũng như toàn bộ dự án. Các vướng mắc này do quy định khác nhau giữa hai nước.

Còn ông Vũ Hồng Phương - Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, thời gian qua Ban đã phối hợp với Tổng thầu nghiệm thu được hơn 80% các hạng mục; riêng hợp phần thiết bị chưa nghiệm thu do cần hoàn thành lắp đặt, kiểm tra đảm bảo an toàn.

Theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt, sau khi bắt đầu chạy thử nghiệm chỉ với 5 đoàn tàu vào ngày 20/9/2018, hiện 13/13 đoàn tàu của Dự án đã được chạy theo đúng chế độ khai thác thông thường.

“96% hệ thống công nghệ tại Dự án gồm 12 chuyên ngành thiết bị (thông tin, tín hiệu, điện năng, thu soát vé tự động, thang máy, điều hòa, cảnh báo cháy tự động…) và đoàn tàu đã được tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Đường sắt 6 (Trung Quốc) chuyển về Việt Nam. Tới nay, Dự án đã hoàn thành lắp đặt khoảng 90% các thiết bị”, ông Phương cho biết.

Còn một số hạng mục tiếp tục triển khai thi công bao gồm: cảnh quan ga Cát Linh; cầu thang lên xuống, lắp đặt lan can kính các nhà ga, kiến trúc khu Depot; thi công đấu nối thoát nước khu gian ga Vành đai 3; kết cấu bể tự hoại, bể tách dầu; hệ thống đường nội bộ; hàng rào bao quanh khu Depot; cảnh quan, cây xanh…

Ngày vận hành thương mại vẫn còn là ẩn số

Gần 3 tháng qua, người dân dọc đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), đường Láng, Hoàng Cầu (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) dần quen mắt với các đoàn tàu màu xanh lá cây cần mẫn ngược xuôi trên tuyến đường tàu điện trên cao.

Do đang trong giai đoạn chạy thử không tải, nên các đoàn tàu chỉ dừng kỹ thuật khoảng 1 phút ở các ga rồi lại đi tiếp về ga chính Cát Linh hoặc điểm depot cuối tuyến tại Yên Nghĩa (quận Hà Đông).

Cần phải nói thêm rằng, chiểu theo mục tiêu vận hành thương mại tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trước Tết Âm lịch 2018 (ngày 2/2/2019) được Bộ trưởng Bộ GTVT ấn định trong buổi thị sát, kiểm tra tiến độ Dự án vào giữa tháng 5/2018, đại diện chủ đầu tư và tổng thầu chỉ có 4 tháng vận hành thử để căn chỉnh toàn bộ hệ thống.

“Sau hơn 2 tháng vận hành thử đồng loạt 13 đoàn tàu vẫn chưa xuất hiện bất kỳ sự cố nào. Chúng tôi vẫn đang theo dõi sát sao kết quả chạy thử, quá trình vận hành hệ thống thông tin, tín hiệu, điện năng để báo cáo Bộ GTVT quyết định thời điểm đưa Dự án vào khai thác thương mại”, thông tin từ Ban Quản lý dự án đường sắt cho hay.

Tàu chưa chạy, nhiều công nhân đã xin nghỉ

Theo các chuyên gia, sự thận trọng của đại diện chủ đầu tư là điều có thể chia sẻ bởi Dự án Cát Linh - Hà Đông là công trình đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam bước vào giai đoạn vận hành thử nghiệm.

Một thách thức lớn khác đối với dự án này là, dù chưa chạy chính thức, tuyến đường sắt này đã hao hụt nhân sự, khi hơn 80 lao động do Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (đơn vị tiếp nhận công trình) tuyển dụng để vận hành đã xin nghỉ việc.

Theo đơn vị tiếp nhận công trình, tổng số nhân lực vận hành của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 681 người, trong đó 651 người được Dự án đào tạo, 30 người không cần đào tạo (các ngành nghề thông dụng).

Tuy nhiên, số người được đào tạo tại Việt Nam mới chỉ hoàn thành học lý thuyết, đang được đào tạo thực hành bởi chuyên gia Trung Quốc và các học viên học tại Trung Quốc trở về. Từ ngày 20/10/2018, tổng thầu đã huy động nhân lực đi đào tạo thực hành.

Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, tính đến nay, số nhân sự xin không tham gia đã chiếm 12-15% tổng nhân sự tuyển dụng. Con số này có thể tiếp tục gia tăng nếu quá trình huy động không liên tục, thu nhập không đủ hấp dẫn và các học viên không nhận được kinh phí hỗ trợ trong thời gian đào tạo thực hành cũng như chạy thử.

Được biết, tại dự án này, nhà thầu Bắc Kinh Metro thực hiện đào tạo tại Trung Quốc và đào tạo lý thuyết tại Việt Nam, còn đào tạo thực hành hiện nay lại là Thâm Quyến Metro (đơn vị được tổng thầu chọn làm thầu phụ trong gói thầu căn chỉnh, vận hành chạy thử).

“Do 2 đơn vị đào tạo khác nhau, nên thiếu thống nhất về phương pháp, giáo trình đào tạo khiến học viên rất khó tiếp thu. Đặc biệt, các chuyên gia của Thâm Quyến Metro không phải là chuyên gia đào tạo, mà là chuyên gia căn chỉnh vận hành chạy thử, nên việc đào tạo thực hành chưa thực sự hiệu quả”, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đánh giá.

Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.