5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II

Tổng thống Nga Putin đã hé lộ chi phí chiến dịch quân sự ở Syria vào khoảng 464 triệu USD. So sánh với những chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II, con số này vẫn còn khá khiêm tốn.
5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II

Thứ Năm tuần trước, ông Putin đã khiến giới chuyên gia phương Tây ngỡ ngàng, khi công bố chi phí cho chiến dịch không kích ở Syria trong vòng hơn 5 tháng chỉ vào khoảng 464 triệu USD (dưới 3 triệu USD/ngày).

Với chi phí như vậy, hãng thông tấn Nga RIA Novosti đã điểm lại những chiến dịch quân sự tốn kém nhất trên thế giới kể từ Chiến tranh Thế giới lần hai.

5. Chiến dịch ném bom của NATO ở Nam Tư: 43 tỷ USD

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II ảnh 1

Cây cầu bắc qua sông Danube ở miền bắc Serbia bị phá hủy bởi các chiến đấu cơ NATO tháng 4/1999.

Chiến dịch ném bom kéo dài 78 ngày của lực lượng NATO nhằm vào các mục tiêu quân sự và dân sự ở Nam Tư. Theo giới phân tích quân sự đến từ công ty Janes (Anh), chi phí cho chiến dịch rơi vào khoảng 43 tỷ USD.

"Trong suốt 78 ngày không kích, các máy bay của lực lượng đồng minh đã thả xuống hơn 23.000 quả bom, phá hủy hơn một nửa năng lực sản xuất kinh tế của Nam Tư", bản báo cáo của Janes cho biết. Serbia ước tính thiệt hại lên tới 29,6 tỷ USD.

Theo chính quyền Nam Tư thống kê khi đó, hơn 1.700 dân thường đã thiệt mạng và khoảng 10.000 người khác bị thương.

Tổng cộng, các chiến đấu cơ NATO xuất kích 35.000 lần, phóng 550 quả tên lửa hành trình, thả 23.000 quả bom, 35% trong số đó là bom dẫn đường chính xác cao. Các chuyên gia ước tính, hơn 31.000 viên đạn làm từ uranium nghèo được bắn vào các mục tiêu ở Serbia và Kosovo, chủ yếu do các máy bay cường kích A-10 thực hiện.

Chiên dịch kết thúc với việc Kosovo tách khỏi Serbia và tuyên bố độc lập vào năm 2008.

4. Chiến tranh vùng Vịnh: 102 tỷ USD

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II ảnh 2

Các máy bay chiến đấu F-15E Eagle tham gia vào Chiến dịch Bão cát Sa Mạc (tháng 8/1990 đến tháng 2/1991).

Chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991, được coi là một trong những cuộc xung đột quân sự lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã mở chiến dịch Bão cát Sa mạc, kéo dài 42 ngày, giải phóng Kuwait và khiến lực lượng Iraq phải rút lui.

Đây là cuộc xung đột đầu tiên mà các vũ khí công nghệ cao như bom dẫn đường thông minh hay chiến tranh điện tử bắt đầu xuất hiện. Theo số liệu từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, chiến dịch tiêu tốn của Hoa Kỳ 102 tỷ USD và sinh mạng của 298 binh lính.

Về phía Iraq, chiến tranh vùng Vịnh đã khiến quốc gia này hứng chịu tổn thất nặng nề. 20.000 - 30.000 binh sĩ thiệt mạng và hơn 75.000 người khác bị thương. Việc sử dụng đạn uranium nghèo đã khiến nhiều binh sĩ và thường dân Iraq phải đối mặt với ung thư nhiều năm sau đó.

3. Chiến tranh Triều Tiên: 341 tỷ USD

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II ảnh 3

Binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950.

Ngày 25/6/1950, quân đội Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38 và mở đợt tấn công nhằm vào Hàn Quốc. Cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết, hỗ trợ quân sự Hàn Quốc.

Các lực lượng Liên Hợp Quốc, chủ yếu là binh sĩ Mỹ, dưới sự chỉ hủy của Tướng Douglas MacArthur được gửi đến bán đảo Triều Tiên. Sự can thiệp của Trung Quốc sau này đã giúp Triều Tiên giành lại vị thế đã mất và kéo dài cuộc chiến thêm 3 năm.

Cuối cùng, hai bên đã ký kết thỏa thuận ngừng bắn vào năm 1953 nhưng hòa bình thì vẫn chưa chính thức tái lập giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Tổng cộng, Mỹ đã thả 635.000 tấn bom, bao gồm 32.000 tấn bom napalm xuống bán đảo Triều Tiên. Nhiều hơn tất cả số bom được thả xuống trong chiến dịch Thái Bình Dương của Mỹ trong Thế Chiến II.

Chiến tranh Triều Tiên tiêu tốn của Mỹ 341 tỷ USD, theo thống kê năm 2011 và gần 34.000 người thiệt mạng. Cuộc chiến cũng cướp đi sinh mạng của hàng triệu binh lính và người dân hai miền Triều Tiên.

2. Chiến tranh Việt Nam: 738 tỷ USD

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II ảnh 4

Trực thăng Mỹ yểm trợ cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong một đợt truy quét tháng 3/1965.

Trong vòng 8 năm, cuộc chiến tranh Việt Nam đã tiêu tốn của Mỹ 738 tỷ USD và sinh mạng của hơn 58.000 binh sĩ quân đội.

Trong giai đoạn 1965 - 1975, không quân Mỹ đã thả tổng cộng 7,6 triệu tấn bom xuống Việt Nam, Lào và Campuchia, gấp ba lần lượng bom sử dụng trong Thế Chiến II. Lượng chất độc màu da cam rải xuống miền Nam Việt Nam đã khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng và khoảng 1 triệu người bị tàn tật vì những di chứng nặng nề liên quan đến sức khỏe.

Chiến tranh Việt Nam kết thúc với việc quân đội Mỹ rút khỏi khu vực vào năm 1973. Hai năm sau đó, chiến dịch mùa xuân năm 1975 đã kết thúc với thắng lợi của Quân đội Nhân dân Việt Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

1. Chiến tranh Iraq, Afghanistan: 1 - 6 nghìn tỷ USD

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Tổng thống Mỹ Geogre W. Bush đã mở Chiến dịch Tự do Vĩnh cửu, nhằm dập tất chủ nghĩa khủng bố toàn cầu ở Afghanistan, Iraq cho đến Philippines, Somalia, Pakistan, Yemen và Indonesia.

Số liệu từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ ước tính, chi phí cho chiến tranh trong giai đoạn 2001-2010 đã tiêu tốn 1.147 tỷ USD. Năm 2013, theo Linda Bilmes, giáo sư giảng dạy tại Đại học Harvard, chuyên gia trong lĩnh vực ngân sách, nếu tính cả chi phí y tế, bồi thường sau chiến tranh, chi phí mua sắm trang thiết bị quân sự mới, chi phí xã hội và kinh tế, con số này vào khoảng 4 - 6 nghìn tỷ USD.

Với những thống kê như vậy, đây được coi là Cuộc chiến chống Khủng bố tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong Thế Chiến II, Mỹ chi phí vào khoảng 3 nghìn tỷ USD.

Bên cạnh chi phí về tiền tệ, cuộc chiến cũng cướp đi sinh mạng hàng ngàn binh sĩ thuộc liên quân do Mỹ dẫn đầu, hơn 10.000 người khác bị thương. Chiến tranh Afghanistan và Iraq đều không được coi là thành công.

Trải qua hơn một thập kỷ bạo lực, một khu vực lãnh thổ rộng lớn của Iraq hiện do phiến quân Hồi giáo IS chiếm đóng. Còn ở Afghanistan, Taliban đã trỗi dậy trở lại sau khi sứ mệnh của NATO đang dần rời xa quốc gia này.

Đăng Nguyễn

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.