50 năm Công ước Di sản Thế giới: Thành tựu và Triển vọng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Được thông qua vào giữa tháng 11/1972, Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới đang bước sang tuổi 50. Nhân dịp này, UNESCO và Hy Lạp đã đồng tổ chức hội nghị quốc tế tại Delphi với nội dung chính là nhìn lại những thành tựu của Công ước, xem xét những thách thức mà Công ước phải đối mặt trong thế kỷ 21 và lập biểu đồ cho những bước đi trong tương lai.
50 năm Công ước Di sản Thế giới: Thành tựu và Triển vọng

Sự kiện được khai mạc vào 17/11/2022, với sự tham gia của bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO, và ông Kyriakos Mitsotakis, Thủ tướng Hy Lạp. Trong hai ngày 17 và 18/11/2022, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về các chủ đề như ưu tiên dành cho châu Phi, khả năng phục hồi của Di sản Thế giới trước biến đổi khí hậu, du lịch bền vững và số hóa.

Có ba thách thức lớn đối với tương lai của Di sản Thế giới được nhận định là cần ưu tiên giải quyết.

Tính riêng biệt, bản địa

50 năm sau khi được thành lập, Công ước Di sản Thế giới đã được 194 Quốc gia thành viên phê chuẩn, mang lại cho Công ước một phạm vi thực sự phổ quát. Công ước Di sản Thế giới đã mở đường cho việc ghi nhận 1.154 di sản tại hơn 167 quốc gia, công nhận sự đa dạng tuyệt vời của di sản văn hóa và thiên nhiên.

Tuy nhiên, sự khác biệt đáng kể về địa lý vẫn tồn tại trong Danh sách Di sản Thế giới. Trong khi một số quốc gia có hơn 50 di sản được ghi nhận, có những quốc gia lại không có di sản nào, đó là trường hợp của 12 quốc gia châu Phi tham gia Công ước. Toàn bộ châu Phi chỉ sở hữu 9% số Di sản Thế giới.

Tính riêng biệt cũng đòi hỏi phải có sự tham gia nhiều hơn của người dân địa phương và bản địa, những người có thể tham gia đầy đủ vào quá trình từ việc lập hồ sơ đề cử các di sản để ghi danh, cũng như bảo tồn và phát triển những di sản về lâu dài.

Khả năng tiếp cận

Việc ghi danh vào Danh sách Di sản Thế giới nhằm thể hiện sự công nhận đối với hệ giá trị phổ quát nổi bật của những di sản đó, và chia sẻ đến toàn nhân loại. Mục đích chính của Công ước là đảm bảo rằng những di sản đó được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Mặc dù chia sẻ và truyền tải là hai trụ cột của Di sản Thế giới, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có thể thực sự tiếp cận được các di sản này.

Nhằm đáp ứng được thách thức này trong những năm tới, UNESCO, các quốc gia thành viên cũng như cộng đồng quốc tế định hướng ứng dụng các công cụ kỹ thuật số mới.

Sự bền vững

Ngày nay, có 52 Di sản Thế giới thuộc diện đang gặp nguy hiểm. Gần một nửa trong số đó nằm trên lục địa châu Phi. Các nước này đã yêu cầu hỗ trợ triển khai các biện pháp bảo vệ khẩn cấp.

Đối mặt với nhiều áp lực của con người bao gồm phát triển đô thị, khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường, du lịch quá mức, và xung đột vũ trang, tất cả các Di sản Thế giới đều cần được bảo vệ tốt hơn.

Biến đổi khí hậu đã trở thành mối đe dọa số một đối với các di sản thiên nhiên thế giới, tác động tiêu cực đến 34% số di sản và 70% các di sản biển.

Đến năm 2100, dự tính một nửa số sông băng Di sản Thế giới và tất cả các rạn san hô Di sản Thế giới có thể biến mất.

Di sản thế giới qua những con số

- 1.154 di sản trong Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO: 897 di sản văn hóa

- 218 di sản tự nhiên, 39 di sản hỗn hợp (cả văn hóa và tự nhiên).

- 43 di sản xuyên biên giới, nằm trên lãnh thổ của hai quốc gia trở lên.

- 52 di sản hiện nằm trong danh sách đang gặp nguy hiểm.

- Trong 50 năm, ba địa điểm đã bị xóa khỏi Danh sách Di sản Thế giới.

- Di sản thế giới có mặt ở 167 quốc gia.

- Công ước Di sản Thế giới đã được 194 quốc gia phê chuẩn.

Quang cảnh buổi hội thảo.
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024).
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.