6 điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

(Ngày Nay) -Bạn có biết, việc mặc nhiều quần áo dư thừa có thể gây sốt và mất nước cho bé nếu mẹ không cẩn thận...
 
ảnh minh hoạ
ảnh minh hoạ

Em bé đã đến! Với vẻ đáng yêu làm tan chảy con tim, nhưng lại vô cùng nhạy cảm và yếu đuối. Trách nhiệm chăm sóc trẻ sơ sinh quả thực là một gánh nặng cho bậc làm cha làm mẹ, dẫu cho bạn sinh con lần đầu tiên, lần thứ hai hay thậm chí lần thứ tám. Tựa như một món quà từ thiên đường, thiên thần nhỏ luôn mang lại niềm vui và sự thoải mái cho gia đình bạn. Nhưng điều quan trọng là bạn phải biết nên làm gì với trẻ sơ sinh để em bé luôn khỏe mạnh, bình an.

1. Đừng để bất cứ ai hôn em bé

Nghe như một truyền thuyết dân gian, nhưng đó là sự thật. Trong những tuần đầu đời của bé, tiếp xúc với vi khuẩn và vi trùng có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Hôn (và không rửa tay) có thể dẫn tới những căn bệnh không mong muốn bởi hệ thống miền dịch của trẻ còn quá yếu để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Là cha mẹ, bạn hãy yêu cầu mọi người không được hôn em bé, rửa sạch tay trước khi bế và quay trở lại thăm bé vào lần sau nếu bị bệnh. Tránh đưa con bạn đến những nơi đông đúc - nơi có nguy cơ cao khiến bé nhiễm bệnh. Chẳng bao lâu nữa đâu, bé yêu sẽ sẵn sàng cho những cuộc phiêu lưu, còn hiện giờ, điều bạn cần là phải kiên nhẫn.

2. Đừng thay đổi mọi thói quen sống trong ngôi nhà

Có thể bạn cần dành nhiều sự quan tâm, tập trung cao độ cho bé, nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải phá vỡ đi nhịp sống thường ngày của gia đình. Không cần thiết phải đóng hết cửa sổ hoặc rèm cửa để em bé ngủ ngon hơn, cũng không cần phải nhắc mọi người giữ trật tự bằng cách tắt tivi, dừng những cuộc nói chuyện chỉ vì bé đang ngủ. Trong buổi tối, hãy cố giữ thói quen hằng ngày của bạn. Mọi người cùng đi ngủ, và tắt đèn như bạn vẫn thường làm để bé quen với giờ giấc sinh hoạt. Đừng lo lắng về việc những tiếng động được tạo ra sẽ quấy rầy giấc ngủ của bé. Để bé càng sớm làm quen với những tiếng ồn trong ngày, bé sẽ càng dễ dàng chấp nhận chúng.

3. Đừng để tã bẩn quá lâu

Điều này dường như quá hiển nhiên, nhưng điều quan trọng là bạn phải GHI NHỚ. Đừng tưởng em bé mới đẻ sẽ ít đi vệ sinh, trẻ sơ sinh bài tiết và đi tiểu còn nhiều hơn một đứa trẻ 6 tháng tuổi. Điều này có nghĩa rằng trẻ cần được thay bỉm thường xuyên (và cũng cần được ăn thường xuyên). Luôn nhớ kiểm tra tã để đảm bảo em bé luôn thoải mái. Việc đó cũng sẽ giúp ngăn ngừa sự hăm tã ở trẻ.

4. Đừng cho bé dùng núm vú giả

Em bé được sinh ra với bản năng mạnh mẽ cho việc bú, và sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho bé. Một núm vú giả có thể gây ảnh hưởng và xáo trộn lịch trình ăn uống của trẻ. Bé đã quen với hơi ấm cơ thể, nhịp tim và mùi hương của mẹ, vì vậy bé rất thích và cảm thấy thoải mái khi được bú mẹ. Tất nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có điều kiện để cho con bú, và đừng cảm thấy phiền lòng nếu bạn không thể. Nếu em bé của bạn cần phải được bú bình, hãy làm theo các hướng dẫn của bác sĩ. Và đừng bao giờ quên để khử trùng các dụng cụ kỹ trước khi cho bé Hạn chế tối đa việc cho bé dùng núm vú giả (Ảnh minh họa)

5. Đừng ‘nhồi nhét’ nhiều trang phục cho bé

Trẻ sơ sinh có thể rất dễ bị lạnh, nhưng điều này không quá ‘ghê gớm’ như bạn tưởng. Đúng là trẻ nhỏ không nhận được nhiều hơi ấm từ việc di chuyển, nhưng việc mặc nhiều quần áo dư thừa có thể gây sốt và mất nước cho bé nếu mẹ không cẩn thận. Hãy mặc cho bé nhiều lớp quần áo thay vì những món đồ dày, giúp bạn có thể dễ dàng cởi bỏ bớt hoặc mặc thêm để giữ mức nhiệt độ vừa phải cho cơ thể bé.

6. Đừng quên những cuộc hẹn đến phòng khám

Dù trời nắng hay mưa, buổi trưa hoặc buổi tối, đừng chần chừ đưa con đến khám bác sĩ ngay nếu bé có vấn đề. Luôn lên lịch các cuộc hẹn thường xuyên và không được bỏ qua chúng. Là người lần đầu làm cha, làm mẹ, có thể bạn sẽ lo lắng ngay cả những điều hoàn toàn bình thường, nhưng chỉ những người có chuyên môn mới có thể đảm bảo điều đó. Bác sĩ sẽ làm rạch ròi những điều bình thường hay bất thường, hãy giao phó vấn đề cho họ.

Danh sách trên có thể còn dài hơn nữa, nhưng đây là một số điều quan trọng cần ghi nhớ khi bạn đang mải ôm ấp và cười rúc rích với thiên thần nhỏ của mình. Còn điều gì đáng quý hơn là bảo vệ ‘cục vàng’ bé bỏng ấy?

Theo Khám phá

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.