6 sai lầm tiền bạc cần tránh đầu năm mới

(Ngày Nay) -Hạn chế ăn ngoài, đánh bạc, quẹt thẻ hoặc tiêu gần hết tiền mới tiết kiệm sẽ giúp bạn bước sang năm mới dư dả hơn.

6 sai lầm tiền bạc cần tránh đầu năm mới

1. Đừng chi tiêu hết rồi mới tiết kiệm

Thay vì đợi đến cuối tháng, xem mình còn lại bao nhiêu sau khi đã ăn tiêu xả láng để tiết kiệm, bạn hãy dành tiền ngay từ đầu. Tức là áp dụng mô hình "trả lương cho bản thân trước tiên".

Bạn có thể thiết lập để mỗi tháng, ngân hàng tự động trích từ tài khoản thanh toán chuyển vào tài khoản tiết kiệm. Các chuyên gia khuyên rằng tổng tiền tiết kiệm khoảng 10-20% lương hàng năm.

2. Chi nhiều tiền cho việc ăn ngoài

Dĩ nhiên, có rất nhiều món bạn không biết làm, hoặc bạn chẳng thích nấu nướng. Tuy vậy, hãy cân nhắc, vì việc đi ăn ngoài sẽ rút cạn túi tiền của bạn. Ví dụ, mỗi tuần bạn đi ăn 5 lần, mỗi lần 15 USD. Tính cả năm, bạn sẽ chi 3.900 USD cho việc ăn hàng. Nhưng nếu chỉ ăn 2 lần thôi, bạn đã tiết kiệm được 2.340 USD rồi.

3. Đánh bạc

Đánh bạc luôn là hoạt động hấp dẫn với nhiều người trên thế giới. Và nếu thắng, bạn sẽ có cả đống tiền. Tuy nhiên, các casino ngày càng mọc lên nhiều chắc chắn không phải vì người thắng nhiều hơn người thua. Vì vậy, mỗi lần bước chân vào những nơi đó, hãy cân nhắc kỹ túi tiền của bạn.

4. Ngừng việc dùng các cách thanh toán dễ dàng

Mỗi ngày, các hãng bán lẻ và hệ thống thanh toán lại nghĩ ra cách mới giúp người mua trả tiền nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, càng xa rời tiền mặt, bạn càng có khả năng tiêu nhiều, Dan Ariely - nhà kinh tế học hành vi tại Mỹ cho biết.

"Khi trừ tiền tự động, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu như tiêu tiền mặt, và ít có ý thức về chi phí hơn", ông nói.

Vì thế, hãy buộc bản thân trả bằng tiền mặt, hoặc ít nhất cũng là nhập lại số thẻ tín dụng mỗi lần mua đồ online để nhớ rằng mình đang chi tiền. Đừng bao giờ lưu lại số thẻ tín dụng trên máy tính, website của hãng bán lẻ hoặc ví điện tử.

5. Đừng im lặng về vấn đề tiền bạc

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta không chỉ tệ trong cách dùng tiền, mà còn tệ trong chuyện nói về tiền bạc. Dù vậy, nghiên cứu cũng cho thấy càng nói về vấn đề này nhiều, chúng ta càng tự tin, và càng có nhiều thông tin, chúng ta càng có quyết định tốt hơn.

Khi nói chuyện với mọi người về tiền nong, bạn sẽ biết thêm về cách họ tiết kiệm - những điều không thể hiện ra bên ngoài, bên cạnh cách họ chi tiêu. Nó sẽ giúp bạn có các quyết định tài chính khôn ngoan hơn.

6. Ngừng việc mua số lượng lớn

Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc mua sắm ở các siêu thị bán buôn có thể khiến bạn chi tiêu và ăn uống nhiều hơn ở những nơi bán lẻ. Dĩ nhiên, cách này sẽ không khiến bạn phá sản, nhưng "nếu muốn dùng nó để tiết kiệm, bạn đi sai hướng rồi", Kusum Ailawadi - Giáo sư Đại học Dartmouth - tác giả của báo cáo trên cho biết. Cách giải quyết là đi siêu thị một lần mỗi tuần thôi, để tránh chi tiêu phóng tay. Trước khi đi, bạn cũng nên liệt kê đồ cần mua và tuân thủ đúng danh sách đó.

Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).