Ai được tăng lương nhiều nhất từ 1/7/2019?

Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ, từ 1/7/2019 mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng. Liên quan đến nội dung này, vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là khi lương cơ sở tăng, ai sẽ được tăng lương nhiều nhất, thu nhập ngoài lương của cán bộ công chức có được điều chỉnh tăng theo...
Ai được tăng lương nhiều nhất từ 1/7/2019?

Ai được tăng lương nhiều nhất từ 1/7/2019?

Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ, từ 1/7/2019 mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng.

Hiện lương cán bộ, công chức, viên chức được áp dụng theo cách tính được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tức là:  Mức lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở.

Do vậy, từ 1/7/2019 đối tượng nào có hệ số lương càng cao, mức lương cũng sẽ tăng cao tương ứng. Cụ thể: 

Đối với cán bộ lãnh đạo Nhà nước, theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, Chủ tịch nước hiện đang giữ hệ số lương 13,0 - hệ số lương cao nhất trong tất cả chức danh lãnh đạo. Mức lương trước 1/7/2019 của Chủ tịch nước là 1.390.000 đồng x 13 = 18.070.000 đồng/tháng. Từ 1/7/2019 lương của Chủ tịch nước sẽ là: 1.490.000 đồng x 13 = 19.370.000 đồng/tháng (tăng 1.300.000 đồng/tháng).

Đối với công chức trong cơ quan Nhà nước, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP cho thấy, hệ số lương cao nhất là 8,0 (bậc 6, công chức loại A3, nhóm 1).

Đối tượng công chức có thể giữ bậc lương này là: Chuyên viên cao cấp; Thanh tra viên cao cấp; Kiểm soát viên cao cấp thuế; Kiểm toán viên cao cấp; Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng; Kiểm soát viên cao cấp thị trường...

Mức lương trước 1/7/2019 của nhóm đối tượng này là 1.390.000 đồng x 8 = 11.120.000 đồng/tháng. Song từ 1/7/2019 trở đi, mức lương của họ sẽ là 1.490.000 đồng x 8 = 11.920.000 đồng/tháng (tăng 800.000 đồng/tháng).

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, ngoài cán bộ, công chức, mức lương của giáo viên cũng sẽ được tăng lên tương ứng với hệ số lương. 

Ai được tăng lương nhiều nhất từ 1/7/2019? ảnh 1

Giáo viên cũng sẽ được tăng lương từ 1/7/2019 (ảnh minh họa)

Lương tăng, thu nhập ngoài lương có tăng?

Từ 1/7/2019, cán bộ, công chức, viên chức không chỉ được tăng lương mà hàng loạt các khoản thu nhập khác tính theo mức lương cơ sở cũng sẽ tăng theo.

Văn bản hợp nhất 04/NĐHN-BNV năm 2014 nêu rõ, một số khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được tính theo mức lương cơ sở, trong đó có: Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp trách nhiệm công việc; Phụ cấp chức vụ lãnh đạo…

Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng. Khi mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng, các khoản phụ cấp nêu trên cũng sẽ tăng lên tương ứng.

Còn theo Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13, mức hoạt động phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) được tính theo mức lương cơ sở (mức hoạt động phí = Mức lương cơ sở x Hệ số hoạt động phí)

Với Đại biểu HĐND cấp xã (hệ số 0,3 lương cơ sở) từ 01/7/2019, mức hoạt động phí = 1,49 triệu đồng x 0,3 = 447.000 đồng/tháng (tăng 30.000 đồng/tháng). Đại biểu HĐND cấp huyện (hệ số 0,4 lương cơ sở), mức hoạt động phí = 1,49 triệu đồng x 0,4 = 596.000 đồng/tháng (tăng 40.000 đồng/tháng). Đại biểu HĐND cấp tỉnh (hệ số 0,5 lương cơ sở), mức hoạt động phí = 1,49 triệu đồng x 0,5 = 745.000 đồng/tháng (tăng 50.000 đồng/tháng).

Về mức tiền thưởng của Đảng viên, theo Hướng dẫn 56-HD/VPTW, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là Đảng viên, từ ngày 01/7/2019, mức tiền thưởng cũng sẽ tăng theo mức lương cơ sở do mức tiền thưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số tiền thưởng.

Theo An ninh Thủ đô
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.