Các loại quả mọng: Việt quất, mâm xôi, mâm xôi đen, quả dâu, quả lựu, nho… chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, carotenoids, lutein. Chúng loại bỏ các chất sinh ung thư, mầm bệnh gây nhiễm trùng phổi và tốt cho người bệnh hen suyễn.
Quả lê: Lê chứa chất phloretin, có tác dụng chống khối u. Trong nghiên cứu gần đây, phloretin tiêu diệt đáng kể các tế bào ung thư phổi. Ngoài ra, nó cũng làm tăng tác dụng chống ung thư của cisplatin, một loại thuốc hóa trị thường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư phổi, đồng thời giảm xơ hóa trong phổi do hóa trị gây ra.
Táo: Flavonoid và nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, giúp duy trì hệ miễn dịch và hệ hô hấp khỏe mạnh. Điều đó có thể phòng và ngăn ngừa các bệnh về phổi tự nhiên.
Cà rốt: Vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa như lycopene trong cà rốt có thể cải thiện sức khỏe phổi và làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi. Các nhà nghiên cứu cho biết chỉ một vài củ cà rốt trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi khoảng 50%.
Tỏi: Những người ăn tỏi sống tối thiểu 2 lần một tuần giảm 44% nguy cơ mắc ung thư phổi. Nó có thể điều trị và ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, cholesterol máu cao, tiểu đường và các bệnh về đường hô hấp.
Trái cây họ cam quýt: Bưởi, quýt, cam, chanh... giàu vitamin C và beta-cryptoxanthin, có tác dụng ngăn chặn việc cơ thể sản sinh chất nitrosamine, hóa chất gây ra nhiều căn bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư phổi. Ngoài ra, chúng cũng giúp đào thải các chất độc ra khỏi phổi, đặc biệt hiệu quả với những người hút thuốc.