Ảnh hưởng từ diễn biến mưa lũ, sạt lở đất một số khu vực đến vận hành nguồn và lưới điện

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo ghi nhận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong những ngày gần đây, diễn biến mưa lũ, sạt lở đất ở Tây Nguyên, Nam Bộ và một số tỉnh phía Bắc đã ảnh hưởng đến vận hành nguồn và lưới điện.

Do mưa lũ trên cả 3 miền, lưu lượng nước về các hồ tăng cao đã bổ sung lượng nước đáng kể về các hồ thủy điện. (Chi tiết lưu lượng nước về và mức nước các hồ thủy điện xem tại đường dẫn: https://www.evn.com.vn/c3/thong-tin-ho-thuy-dien/Muc-nuoc-cac-ho-thuy-dien-117-123.aspx).

Theo diễn biến thủy văn thực tế, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đã vận hành tăng cao thủy điện, một số hồ thủy điện phải xả tràn.

Ở thời điểm 8h00 sáng ngày 7/8, một số hồ thủy điện phải thực hiện xả tràn để điều tiết như Lai Châu, Huội Quảng, Trung Sơn, Khe Bố, Sông Ba Hạ, An Khê, Srêpôk 3, Buôn Kuôp. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đề nghị các đơn vị phát điện trong hệ thống tuân thủ nghiêm các mệnh lệnh điều độ để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện trong bối cảnh mưa, lũ diễn ra ở nhiều khu vực.

Ảnh hưởng từ diễn biến mưa lũ, sạt lở đất một số khu vực đến vận hành nguồn và lưới điện ảnh 1
Đường vào Thủy điện Hồ Bốn bị tê liệt do ảnh hưởng mưa lũ.

Do ảnh hưởng mưa lũ, sạt lở đất xảy ra ở nhiều khu vực, một số cung đường tại các nhà máy thủy điện bị ùn tắc do sạt lở đất đá đã được các đơn vị phối hợp cùng địa phương khắc phục (như NMTĐ Huội Quảng).

Diễn biến mưa lũ, sạt lở đất cũng ảnh hưởng đến tình hình vận hành lưới điện ở một số khu vực ở phía Bắc như sau:

Tại Yên Bái: Khu vực nhà máy thủy điện Hồ Bốn có lũ quét lớn và và sạt lở đất gây sự cố đường dây 110kV và tài sản trụ sở làm việc nhà máy thủy điện Hồ Bốn. Tại Quốc lộ 32 tại địa phận thuộc hai xã Khao Mang, Hồ Bốn của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái khu vực này bị mất thông tin, giao thông tê liệt, toàn huyện Mù Cang Chải mất điện, các phương tiện không thể qua lại, kể cả đi bộ, sạt lở taluy dương nghiêm trọng. Hệ thống lưới điện trung, hạ áp tại một số khu vực ở Yên Bái cũng bị sự cố do các đợt mưa kéo dài. Huyện Mù Cang Chải bị mất điện 80 trạm biến áp. Hiện tuyến đường giao thông Mù Căng Chải đi Lai Châu đang bị sạt lở không di chuyển được, các đơn vị của Công ty Điện lực Yên Bái đang triển khai các nhóm công tác khắc phục sự cố để tiếp cận hiện trường.

Ảnh hưởng từ diễn biến mưa lũ, sạt lở đất một số khu vực đến vận hành nguồn và lưới điện ảnh 2

Cột điện tại Yên Bái bị nghiêng do sạt lở đất.

Tại Sơn La: Một số cột điện, một số đoạn đường dây 35kV tại các huyện Mường La, Quỳnh Nhai bị vùi lấp, gãy đổ gây ảnh hưởng đến cung cấp điện cho một số khách hàng tại khu vực. Đối với những khu vực sự cố trên, do nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, chia cắt chưa vận chuyển được thiết bị vật tư để khắc phục. Công ty Điện lực Sơn La đang tiếp tục bám sát tình hình để khẩn trương khắc phục sự cố, dự kiến khôi phục cấp điện lại cho khách hàng vào ngày 9/8.

Ảnh hưởng từ diễn biến mưa lũ, sạt lở đất một số khu vực đến vận hành nguồn và lưới điện ảnh 3
Sạt lở đất tại Sơn La gây ảnh hưởng đến khắc phục sự cố.

Tại Lai Châu: Một số tuyến đường và đồi núi tại khu vực Bản Mùi bị sạt lở, gây sự cố đường dây 35 kV tại Bản Mùi làm mất điện 5 trạm biến áp. Hiện nay, Công ty Điện lực Lai Châu đang tiếp tục bám sát tình hình để tiếp cận hiện trường và khắc phục sự cố, khôi phục cung cấp điện sớm nhất có thể.

Ảnh hưởng từ diễn biến mưa lũ, sạt lở đất một số khu vực đến vận hành nguồn và lưới điện ảnh 4
Móng cột điện tại Lai Châu bị sạt lở.

Tại Điện Biên: Mưa lũ cũng làm một số cột điện 35 kV khu vực Nậm Hạ bị sạt lở đất móng cột, nguy cơ gây sự cố. Các đơn vị Điện lực tại Điện Biên đã thực hiện đào rãnh thoát nước ngăn nước mưa chảy vào móng cột, tiếp tục theo dõi và ứng phó.

EVN và các đơn vị vẫn đang bám sát diễn biến mưa lũ các khu vực để tiếp tục thông tin cập nhật về tình hình ảnh hưởng đến vận hành nguồn và lưới điện cũng như việc khắc phục sự cố, khôi phục cung cấp điện cho khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.