Áp dụng đồng thời 6 biện pháp giảm tải cho học sinh

[Ngày Nay] - Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ giảm tải 0,9 tiết/buổi học với bậc tiểu học nhờ học 2 buổi/ngày, giảm 54 tiết với bậc trung học phổ thông nhờ tích hợp; giảm từ 262 đến 315 tiết ở bậc trung học phổ thông nhờ học phân hóa. Sáu biện pháp giảm tải sẽ được áp dụng đồng thời, từ giảm tải số môn học, số tiết học đến nội dung học, phương pháp dạy, áp lực thi cử.
Áp dụng đồng thời 6 biện pháp giảm tải cho học sinh

Đây là thông tin vừa được giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới tại buổi họp báo công bố chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 27/12.

Thời lượng học của Việt Nam chỉ ở mức trung bình thấp

Theo ông Thuyết, từ hình ảnh chiếc cặp quá nặng của học sinh tiểu học đến chương trình thiên về lý thuyết, thời gian học tập lấn át giờ vui chơi và lịch kiểm tra, thi cử quá dày đều được phụ huynh học sinh và báo chí nêu lên như những điển hình về sức ép học hành đối với thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tục cắt giảm nội dung và thời lượng học, điều chỉnh cách kiểm tra, thi cử, nhưng việc học hành vẫn nặng nề, dư luận vẫn mong muốn chương trình, sách giáo khoa phải thực hiện giảm tải nhiều hơn nữa.

“Sự thực thì thời lượng học của học sinh phổ thông Việt Nam chỉ vào loại trung bình thấp so với các nước,” ông Thuyết nói.

Đưa ra con số cụ thể, ông Thuyết cho biết, theo số liệu của OECD (Education at a Glance 2014: OECD Indicators), tính trung bình, mỗi học sinh từ 7 đến 15 tuổi ở các nước OECD học 7.475 giờ (60 phút/giờ).

Trong khi đó, thời lượng học của học sinh tiểu học và trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam là 5.424 giờ, thấp hơn thời lượng học trung bình của các nước OECD tới 2.051 giờ.

Nội dung học tập của học sinh Việt Nam, trừ một vài trường hợp cá biệt, cũng không cao hơn các nước. Ví dụ, ngay những tuần đầu học lớp 1, học sinh Canada đã phải thực hiện phỏng vấn các bạn cùng lớp về số lượng, chủng loại vật nuôi trong nhà và trình bày kết quả thống kê thành biểu đồ. Mỗi ngày, học sinh phải đọc 1 cuốn sách với cha mẹ; mỗi tháng tối thiểu đọc 20 cuốn. Từ lớp 1 đến lớp 4, mỗi năm học sinh bang California (Mỹ) phải đọc số lượng sách tương đương 500.000 từ...

Thấp nhưng vẫn quá tải

Thời lượng học thấp hơn, yêu cầu thấp hơn, vì sao việc học hành của học sinh Việt Nam vẫn trở nên quá tải? Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng có 6 nguyên nhân chính, cả từ trong và ngoài nhà trường.

Thứ nhất là nội dung giáo dục còn nặng về lý thuyết. Nhiều nội dung không thiết thực, vừa khó học, dễ quên, vừa không gây được hứng thú cho học sinh.

Thứ hai là phương pháp dạy học còn nặng về thuyết trình, không phát huy được tính tích cực của học sinh trong việc khám phá, thực hành và vận dụng kiến thức, khiến học sinh thiếu hứng thú học tập.

Thứ ba là thời lượng học được phân bổ đồng loạt đối với tất cả các trường trong cả nước, nhiều khi chưa tương thích với nội dung học tập. Trong khi đó, giáo viên không được quyền chủ động bố trí thời lượng dạy học phù hợp với bài học, học sinh và điều kiện thực tế của trường, lớp mình.

Thứ tư là học sinh phải đối phó với nhiều kì thi, đặc biệt là thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp trung học phổ thông, do đó phải học nhiều.

Thứ năm, hiện tượng dạy thêm học thêm tràn lan chiếm thời gian nghỉ ngơi, khiến học sinh căng thẳng và mệt mỏi.

Thứ sáu, do mong muốn quá nhiều ở con và do áp lực cạnh tranh, nhiều bậc cha mẹ bắt con tham gia quá nhiều chương trình học tập ngoài nhà trường. 

Sáu giải pháp giảm tải trong chương trình mới

Theo vị Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình mới sẽ áp dụng tới 6 biện pháp giảm tải.

Thứ nhất là giảm số môn học. Theo đó, bằng việc dạy học tích hợp và sắp xếp lại kế hoạch giáo dục ở các cấp học, Chương trình mới giảm được số môn học so với chương trình hiện hành.

Cụ thể, ở lớp 1 và lớp 2 giảm 3 môn, từ 10 môn học hiện nay xuống còn 7 môn. Lớp 3, 4, 5 giảm một môn. Lớp 6, 7, 11, 12 giảm 4 môn, từ 16 môn hiện nay xuống 12 môn. Lớp 8, 9, 12 giảm 5 môn, từ 17 môn xuống 12 môn.

Thứ hai là giảm số tiết học. Theo chương trình mới, ở cấp tiểu học, tổng thời lượng học của học sinh sẽ tăng lên, từ 2.353 tiết như hiện nay lên 2.838 tiết. Tuy nhiên, số thời gian học mỗi buổi của học sinh lại giảm 0,9 tiết.

Cụ thể, do chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), nên tính trung bình học sinh học 2,7 tiết /lớp/buổi học. Chương trình mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 tiết /lớp/buổi học, giảm 0,9 tiết /lớp/buổi học. Với việc giảm số tiết học, ông Thuyết cho rằng học sinh sẽ có điều kiện tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí nhiều hơn.

Ở bậc trung học cơ sở, theo chương trình hiện hành, học sinh học 3.124 tiết, chương trình mới sẽ còn 3.070 tiết, giảm 54 tiết, nhờ dạy tích hợp.

Ở bậc trung học phổ thông, trong chương trình mới, học sinh học sẽ học 2.284 tiết, giảm so với chương trình hiện hành từ 262 đến 315 tiết (hiện học sinh Ban cơ bản học 2.546 tiết; học sinh Ban A, Ban C học 2.599 tiết)

Thứ ba là giảm kiến thức hàn lâm. Theo ông Thuyết, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thiên về trang bị kiến thức cho học sinh, do đó chứa đựng nhiều kiến thức kinh viện, không phù hợp và không thiết thực đối với học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông mới lấy việc phát triển phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh làm mục tiêu, cho nên xuất phát từ yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực ở từng giai đoạn học tập để lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp, giảm bớt đáng kể kiến thức kinh viện, làm cho bài học nhẹ nhàng hơn.

Thứ tư là tăng cường dạy học phân hoá, tự chọn. Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông mới là một chương trình mở, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn nội dung học tập và môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mình. Được chọn những nội dung học tập (ở cả ba cấp học) và môn học (ở cấp trung học phổ thông) phù hợp với nguyện vọng, sở trường, học sinh sẽ không bị ức chế, dẫn tới quá tải, ngược lại sẽ học tập hào hứng, hiệu quả hơn.

Thứ năm là thực hiện phương pháp dạy học mới. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới triệt để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Học sinh được hoạt động để tự mình tìm tòi kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng vào đời sống. Thầy cô không thiên về truyền thụ mà đóng vai trò hướng dẫn hoạt động cho học sinh. Trong việc thực hiện chương trình, thầy cô được quyền chủ động phân bổ thời gian dạy học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mỗi nội dung, mỗi đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng đây cũng là những yếu tố quan trọng để giảm tải chương trình.

Thứ sáu là đổi mới việc đánh giá kết quả giáo dục. Cụ thể, mục tiêu của việc kiểm tra đánh giá sẽ thay đổi, không phải vì điểm số mà là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Từ phương thức đánh giá đến nội dung đánh giá, hình thức công bố kết quả đánh giá sẽ có những cải tiến nhằm bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.

“Các giải pháp nói trên đã góp phần quan trọng giảm tải chương trình. Tuy nhiên, để khắc phục được triệt để nguyên nhân gây quá tải, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, cơ sở giáo dục và giáo viên cần phối hợp chặt chẽ để quản lý việc dạy thêm học thêm. Các bậc cha mẹ học sinh cũng cần tính toán để giúp con xây dựng kế hoạch học tập, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý, tránh tạo thêm áp lực cho con ngoài giờ học ở trường,” giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói.

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.