Australia đối diện viễn cảnh không có Google

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hãy tưởng tượng một cuộc sống không có Google, công cụ tìm kiếm có sức lan tỏa lớn đến mức nó là điểm khởi đầu cho hơn năm tỷ truy vấn mỗi ngày. Viễn cảnh này có thể thành sự thực tại Australia, nơi "gã khổng lồ công nghệ" đang có bất đồng với chính phủ sở tại.
Australia đối diện viễn cảnh không có Google

Google đã phản đối một đạo luật buộc công ty này và Facebook phải trả tiền cho các tòa soạn báo của Australia để đăng tải các nội dung tin tức. Google cũng đã đưa ra tối hậu thư cho các nhà lập pháp địa phương: thay đổi luật, hoặc là chiến tranh.

Viễn cảnh không có Google đã để lại khoảng trống kỹ thuật số treo lơ lửng trên một quốc gia về cơ bản chỉ biết một trình duyệt web và công cụ tìm kiếm. Google chiếm 95% thị phần công cụ tìm kiếm trực tuyến của Australia.

Hậu quả của cuộc chiến giữa Australia và Google có thể vượt ra khỏi biên giới nước này và thúc đẩy các quốc gia khác đánh thuế "gã khổng lồ công nghệ", nhất là trong bối cảnh Canada và Liên minh châu Âu đang muốn lật đổ thế thống trị của Google.

Việc vô hiệu hóa trang web nổi tiếng nhất thế giới cũng mở ra một thị trường rộng lớn tại Australia cho các đối thủ của Google, bao gồm Bing và DuckDuckGo của Microsoft.

Patrick Smith, một sinh viên kỹ thuật phần mềm và là điển hình cho sự phụ thuộc vào Google của người dân Australia. Chàng trai 24 tuổi đến từ Canberra cho biết cậu đôi khi lên Google tới 400 lượt để tra cứu tài liệu, đọc tin tức,...

“Viễn cảnh Google biến mất thực sự đáng sợ. Tôi đã có sẵn phản xạ sẽ Google mọi thứ mà mình không chắc", Smith nói.

Đạo luật mở màn

Đạo luật chống lại Google sẽ được Quốc hội Australia xem xét kể từ ngày 15/2 sau khi một ủy ban chủ chốt của Thượng viện đề nghị rằng dự luật nên được thông qua.

“Chính phủ hy vọng tất cả các bên tiếp tục làm việc một cách xây dựng để đạt được các thỏa thuận thương mại,” Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg tuyên bố.

Chính phủ Australia cho biết ngành công nghiệp truyền thông địa phương - bao gồm tập đoàn News Corp của tỷ phú Rupert Murdoch, tòa soạn Sydney Morning Herald và nhà xuất bản Nine Entertainment sẽ thu được nhiều tiền quảng cáo từ những "gã khổng lồ công nghệ".

Google lập luận rằng công cụ tìm kiếm đã thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các trang web của các nhà xuất bản nội dung và việc buộc phải trả tiền để hiển thị các đoạn tin tức đã phá vỡ nguyên tắc của một thế giới Internet mở.

Facebook cho biết họ có thể ngăn người dùng Australia chia sẻ tin tức trên nền tảng của mình nếu luật được ban hành, một động thái chưa từng có.

Toàn bộ sản lượng kinh tế của Australia thấp hơn giá trị thị trường 1,4 nghìn tỷ USD của Alphabet (công ty mẹ của Google), vì vậy việc mất đi một thị trường không phải là điều đáng lo ngại với công ty này. Tuy nhiên, nếu dự luật được chính phủ Australia sẽ đặt tiền lệ toàn cầu đáng báo động cho Google và Facebook.

Hai giám đốc điều hành Sundar Pichai (Alphabet) và Mark Zuckerberg (Facebook) trong những tuần qua đã cố gắng đàm phán với Thủ tướng Australia Scott Morrison cùng các quan chức cấp cao khác.

Đánh hơi được cơ hội, Chủ tịch Microsoft Brad Smith và CEO Satya Nadella cũng đã tìm đến chính phủ Australia để đưa ra các ưu đãi hấp dẫn.

Các giải pháp thay thế phi lợi nhuận cũng đã được đề xuất. Đảng Xanh của Australia trong tháng này đã yêu cầu chính phủ xem xét thiết lập một công cụ tìm kiếm thuộc sở hữu công cộng thay vì để Microsoft nhúng tay vào. “Chúng ta không nên tìm kiếm một gã khổng lồ nước ngoài khác để lấp đầy khoảng trống,” Thượng nghị sĩ Sarah Hanson-Young nói.

Dấu hiệu "xuống nước"

Có những dấu hiệu cho thấy lập trường cứng rắn của Google có thể đang dịu đi. thủ tướng Scott Morrison cho biết cuộc gặp của ông với lãnh đạo Alphabet “mang tính xây dựng” và “sẽ khích lệ lớn lao để họ tham gia vào quá trình này”.

Google từ chối bình luận về cuộc họp, mặc dù trong một tuyên bố cho biết họ đề xuất bồi thường cho các nhà xuất bản thông qua sản phẩm News Showcase, theo đó công ty sẽ trả tiền cho các phương tiện truyền thông được chọn để hiển thị nội dung được tuyển chọn.

Một số người lớn tuổi từng sống trong thế giới trước khi có Google có ít mối bận tâm về vấn đề này. Ông Gino Porro, chủ sở hữu 58 tuổi của quán bar và nhà hàng Li’l Darlin ở Sydney, chỉ sử dụng Google và không biết về bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác.

Nhưng ông Porro vẫn ưa thích những lời giới thiệu truyền miệng hơn là các bài đánh giá trên Google. “Dịch vụ khách hàng là quan trọng chứ không phải Google".

Nhưng trở lại Canberra, chàng sinh viên Patrick Smith lại tỏ ra không thoải mái về một cuộc sống không có Google và không tin rằng các công cụ thay thế sẽ tốt hơn cái cũ.

“Tôi thực lòng cảm thấy rằng cuộc sống của tôi sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều”, Smith nói.

Theo Bloomberg
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.
Viện Tim TP Hồ Chí Minh
Trang web của Viện Tim TP Hồ Chí Minh bị tấn công lấy số khám bệnh
(Ngày Nay) - Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chiều 27/3, cho biết, trang web lấy số khám bệnh Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh đã bị hacker tấn công gây nên tình trạng gia tăng đột biến số lượt đăng ký khám bệnh. Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc và chưa ghi nhận rò rỉ thông tin người bệnh ra bên ngoài.