Australia: Khai trương nhà máy vaccine dạng miếng dán đầu tiên

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chính quyền bang Queensland cho biết nhà máy đầu tiên sản xuất vaccine dạng miếng dán của Australia đã chính thức khai trương ngày 19/6 tại khu vực ưu tiên phát triển Northshore Hamilton.
Vaccine dạng miếng dán. Ảnh: The Australian.
Vaccine dạng miếng dán. Ảnh: The Australian.

Nhà máy đầu tiên sản xuất vaccine dạng miếng dán của Australia đã chính thức khai trương ngày 19/6 tại khu vực ưu tiên phát triển Northshore Hamilton tại bang Queensland, Đông Bắc nước này.

Trong một thông báo, chính quyền bang Queensland cho biết cơ sở mới, do công ty công nghệ Vaxxas điều hành, dự kiến sản xuất hàng triệu miếng dán vaccine trong 3-5 năm tới.

Không giống như vaccine dạng tiêm truyền thống, công nghệ vaccine dạng miếng dán có thể truyền vaccine qua da chỉ trong vài giây. Phó Thủ hiến bang Queensland, ông Steven Miles nhấn mạnh công nghệ nổi tiếng này có tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong công tác chuẩn bị đối phó với đại dịch vì cho phép triển khai vaccine nhanh và dễ dàng đến các cộng đồng.

Theo Giám đốc điều hành Vaxxas, ông David Hoey, một số cuộc thử nghiệm lâm sàng đã hoàn tất với sự tham gia của hơn 500 người. Hiện các nghiên cứu lâm sàng giai đoạn I của Australia về cúm mùa và COVID-19 đang được tiến hành.

Ông cho biết thêm trong 3-5 năm tới, nhà máy tại bang Queensland sẽ sản xuất và phân phối các miếng dán vaccine thương mại đầu tiên.

Tháng 7/2022, các nhà nghiên cứu của Đại học Queensland đã thử nghiệm hiệu quả của công nghệ miếng dán sinh học mật độ cao do công ty Vaxxas sản xuất ở chuột mắc COVID-19.

Kết quả cho thấy vaccine dạng miếng dán tạo ra lượng kháng thể cao và có tiềm năng phòng các biến thể mới xuất hiện của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Bình luận
Cô Haruka Uto cùng 3 robot thú cưng AI. Ảnh: ABC News
Robot thú cưng AI - giải pháp cho "đại dịch cô đơn"
(Ngày Nay) - Haruka Uto sống một mình tại Tokyo (Nhật Bản) cùng một số người bạn lông xù, nhưng chúng không phải là thú cưng thông thường. Hai “vật nuôi” màu nâu và màu xám của cô thực chất là robot trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Moflin.
Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.