Bà tiên giữa đời thực

Theo chân các em học sinh nghèo đến lớp học tình thương của bà giữa một ngày mùa đông, giọng Huế nhẹ nhàng, cái nhìn trìu mến, đặc biệt nụ cười hiền lành của bà đã làm tôi có cảm giác ấm áp ngay từ lần gặp đầu tiên. Vượt qua hoàn cảnh, gần 25 năm làm cô giáo không lương cho hàng trăm học sinh, sinh viên nghèo, bà đã tìm thấy niềm vui kì diệu giữa dòng đời bất tận. Bà tên là Trần Thị Bê, 94 tuổi, ở tại 68/7 đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bà Bê ân cần chỉ dạy cho các học trò nhỏ tại lớp học nhỏ ở nhà.
Bà Bê ân cần chỉ dạy cho các học trò nhỏ tại lớp học nhỏ ở nhà.

Thương lắm học trò nghèo

Bà Bê là con thứ hai trong một gia đình lao động nghèo có 7 anh em ở thành phố Huế. Bố mất sớm, mẹ bà một mình tảo tần sớm hôm làm nghề may vá, thêu thùa nuôi đàn con thơ dại. Thương mẹ, thương các em, tuổi thơ và thời con gái của bà trải qua những tháng ngày gian khổ, nhọc nhằn khi phải làm nhiều công việc khác nhau. Nhớ lại những tháng ngày xưa, bà rưng rưng nước mắt: "Khi ba của cô ngã bệnh, cô định nghỉ học nhưng ba không đồng ý. Ba xin cô vào học miễn phí tại ngôi trường ở đường Trần Cao Vân- Huế bây giờ. Vì thế cô hiểu và thương học trò nghèo lắm. Khát vọng mở lớp dạy cho các em nghèo đươc ấp ủ từ năm cô mới 16 tuổi".

Năm 1970, bà Bê được tuyển vào làm ở ngành bưu điện với công việc đánh máy chữ, đến năm 1985 thì nghỉ việc. 10 năm, bà nấu cơm cho sinh viên nghèo đến trọ học ở Huế. Nhiều sinh viên được bà cưu mang nay đã thành đạt muôn phương, hằng năm đều điện thoại hỏi thăm bà, mỗi lần có dịp ngang qua Huế đã ghé thăm bà bằng tấm lòng biết ơn đối với một người mẹ, người bà nhân từ, nặng nghĩa.

Năm 1995, bà bắt đầu mở lớp dạy học miễn phí cho các em nghèo. Ngay tại nhà mình. Bà dạy cho các em nhỏ  tập đọc, tập viết, làm phép tính; bà dạy tiếng Anh, tiếng Pháp cho các em học sinh và cả sinh viên, người đã đi làm. Lớp học trong nhà bà ngày nào cũng có học trò. Các cháu nhỏ ở trong khu vực hay ở các nơi xa trên địa bàn thành phố là con của những gia đình lao động nghèo tìm đến lớp học của bà. Đêm đêm, bà vẫn lặng lẽ say mê soạn bài để ngày mai lại lên lớp mang tri thức đến trò nghèo mà hiếu học. 

Lập gia đình nhưng không có con, chồng cũng đã qua đời, bao nhiêu năm qua, một mình bà sống trong ngôi nhà giản dị giữa bà con lối xóm tốt bụng. Bà xem học trò như con, như cháu của mình. Nhìn bà làm, nhìn bà  biểu hiện tấm lòng với trẻ nhỏ, mới thấy hết điều kì diệu của tình thương. Cái tâm của bà dồn hết vào những đứa trẻ nhà nghèo mà bà coi như con cháu ruột thịt. Điềm đạm, nhân hậu, ánh mắt, nụ cười của bà thật là dễ mến, dễ gần. Bên bà, mỗi người cảm thấy lòng mình ấm lại. Bà dạy và cảm hóa trẻ nhỏ bằng tình thương, tình cảm chân thành. Đến lớp học tình thương, tiếng đọc bài ê, a rộn rã, tiếng trẻ thơ lao nhao quen thuộc "Bà ơi chỗ này con chưa hiểu, Bà ơi con làm xong rồi"... Trò nào ngoan, buổi học đó phát biểu bài nhiều, khi ra về bà lại thưởng quà. Trước mỗi buổi học, bà đều chuẩn bị những túi nhỏ đựng vài cái bánh, quả cam thưởng cho các cháu. Tan học, trò hồn nhiên ôm cặp ra về, bà nhìn theo âu yếm rồi lại lặng lẽ xếp sách vở, ghế bàn...

Còn khỏe mạnh sẽ còn sẻ chia với những mảnh đời khó khăn

Gần 24 năm làm cô giáo không lương cho hàng trăm học sinh, sinh viên nghèo, các thế hệ học sinh nơi lớp học nhỏ của bà Bê giờ đã là kĩ sư, bác sĩ thành đạt, có người đã nghỉ hưu... nhưng tất cả đều hướng về bà bằng tấm lòng biết ơn, trân trọng. Bước qua tuổi 94, tóc đã bạc màu thời gian nhưng lòng bà thì vẫn thắm xanh và vẹn nguyên màu yêu thương. Với bà, "ngày nào mà không gặp học trò, không dạy là bà thấy thiếu vắng lắm. Không dạy bà buồn lắm, nhờ dạy, gần bên các con mà bà có thêm động lực, có thêm niềm vui trong cuộc sống". Dạo này, lưng bà còng thêm nhiều, sức khỏe không như trước nhưng đêm đêm bà Bê vẫn thức để soạn bài. Bà bảo, "nghỉ sao được, chừng nào còn đi lại được, chừng đó bà còn gieo chữ cho học sinh nghèo".

Gặp bà, nói chuyện, được thấy bà làm việc khiến lòng tôi ấm áp, bình yên. Cuộc sống bộn bề, có bao điều làm ta phải băn khoăn, trăn trở. Đẹp thay, nơi con hẻm nhỏ đường Điện Biên Phủ, thành phố Huế hàng ngày, vẫn có một người phụ nữ âm thầm nặng lòng với lớp học tình thương, với những trò nghèo mà hiếu học. Người phụ nữ ấy là "nốt trầm xao xuyến" giữa bản hòa ca cuộc đời. bà Bê là một "bà tiên giữa lòng thành thị", "một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời"... 

Theo CAĐN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.