"Bắc Kinh nhất định không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế”

Truyền thông Trung Quốc tiếp tục thách thức dư luận thế giới khi tuyên bố Bắc Kinh “nhất định sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế” về chủ quyền ở các đảo trên Biển Đông.
"Bắc Kinh nhất định không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế”

Tờ Hoàn Cầu thời báo hôm qua tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không chấp nhận các phán quyết của bất cứ tòa án quốc tế nào về vấn đề chủ quyền ở các đảo trên Biển Đông.

“Có lẽ việc tập trận chung với Mỹ đã cho Philippines thêm chút can đảm. Nước này đang kiện Trung Quốc về việc dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo của Manila tại Tây Sa (Trường Sa),” tờ báo luôn cổ vũ cho tư tưởng dân tộc cực đoan ở Trung Quốc viết.

"Bắc Kinh nhất định không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế” - anh 1

Binh sỹ Philippines tập trận cùng hải quân Mỹ.

Báo này lập luận rằng việc thụ lý vụ kiện có thể phải chờ thêm ít nhất hai năm nữa, trong khi Bắc Kinh “nhất định sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế”.
Trong khi đó, tờ Philippines Inquirer hôm 27/6 khi đưa tin về cuộc tập trận liên quân Mỹ - Philippines đã bình luận rằng: “Không còn cách nào khác, ngay từ bây giờ phải loại bỏ các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Nội dung bài viết của Philippines Inquirer ít nhiều thể hiện hy vọng mối quan hệ liên minh với Mỹ sẽ là điểm tựa để Manila phát triển tiềm lực hải quân, bị cho là yếu hơn khá nhiều so với Bắc Kinh.
Theo kênh truyền hình ABS-CBN của Philippines, nước này và Mỹ huy động hơn 1.400 binh lính, 5 tàu chiến tập trận ở vịnh Subic, cách bãi Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) khoảng 100 hải lý.
Khu vực quanh vịnh Subic cũng là nơi mà năm ngoái, hải quân Trung Quốc, hải quân Philippines tập trận trong bối cảnh được mô tả là “căng thẳng lên đến đỉnh điểm” giữa Manila và Bắc Kinh.
"Bắc Kinh nhất định không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế” - anh 2

Bản đồ mới của Trung Quốc bị nhiều nước lên án là phi lý và không có cơ sở.

Liên quan đến tấm bản đồ phi pháp với đường 10 đoạn ‘nuốt trọn’ Biển Đông của Bắc Kinh, cả Ấn Độ và Philippines đều đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích.
Không chỉ đòi hỏi chủ quyền tới hơn 90% diện tích Biển Đông, bản đồ của Trung Quốc còn đòi luôn cả Arunachal Pradesh - bang Đông Bắc Ấn Độ - như một phần thuộc Tây Tạng.
Sáng nay, 30/6, tờ Hoàn Cầu thời báo phản ứng rằng việc “Ấn Độ, Philippines không nên có đòi hỏi phi lý về chủ quyền của Trung Quốc”.
Tham vọng cướp đất, cướp đảo của Bắc Kinh đang lộ rõ với những bước đi mỗi lúc một ngang ngược hơn. Đối với Việt Nam, sau khi kéo giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế nước ta, Trung Quốc xua thêm giàn khoan Nam Hải 9 đến Vịnh Bắc Bộ - tại khu vực hai nước đang đàm phán phân định ranh giới. Tiếp đó, nước này tuyên bố đưa tàu thăm dò dầu khí ra Biển Đông.
Nhìn trên bản đồ do Cục Hải sự Trung Quốc đăng tải, tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 719 nằm ở khoảng giữa đường nối từ cảng Tam Á nước này đến tỉnh Đà Nẵng của Việt Nam.
Trung Quốc ngang nhiên đưa thêm giàn khoan, tàu thăm dò dầu khí tới Vịnh Bắc Bộ ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì kết thúc chuyến thăm Việt Nam.

Thông tin này được ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết hôm nay, trong cuộc họp báo thường kỳ.

"Bắc Kinh nhất định không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế” - anh 3

Tàu hải giám Trung Quốc mở hết tốc lực truy cản tàu cảnh sát biển của Việt Nam.

Ông Bình cho biết, các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan Nam Hải-09 di chuyển đến vùng chưa phân định ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Vịnh Bắc Bộ.

“Theo luật pháp quốc tế, ở khu vực vùng biển chưa phân định, không nước nào được đơn phương thăm dò, khai thác. Đáng chú ý là việc này diễn ra ngay sau chuyến thăm Việt Nam của Dương Khiết Trì”, ông Bình nói.

"Bắc Kinh nhất định không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế” - anh 4

Tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 791 của Trung Quốc.

Người phát ngôn tuyên bố Việt Nam mạnh mẽ phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động gây căng thẳng, phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, ông Bình cũng ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc trắng trợn phát hành bản đồ khổ dọc với ‘đường lưỡi bò’ bao phủ gần hết Biển Đông.

Ông Bình xác nhận thông tin Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng trái phép một số công trình nhà ở tại đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa của Việt Nam và xây kiên cố một số điểm đảo ở quần đảo Trường Sa bị nước này chiếm đóng trái phép bằng vũ lực hồi tháng 3 năm 1988.

Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.