Trong 10 chỉ số thành phần, có 6 chỉ số tăng điểm (so với năm 2021) là: Gia nhập thị trường, Chi phí thời gian, Tính minh bạch, Cạnh tranh bình đẳng, Đào tạo lao động và Thiết chế pháp lý; trong đó, chỉ số Đào tạo lao động có mức tăng điểm lớn nhất (0,83 điểm); chỉ số Gia nhập thị trường có mức tăng điểm lớn thứ 2 (0,6 điểm)…
Có 4 chỉ số thành phần giảm điểm gồm: Tiếp cận đất đai (giảm 0,09 điểm), Tính năng động (giảm 1,04 điểm), Chi phí không chính thức (giảm 0,44 điểm), Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (giảm 0,79 điểm).
Tỉnh Quảng Ninh lần thứ 6 liên tiếp đứng ở vị trí cao nhất, các tỉnh, thành phố Bắc Giang, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Tháp lần lượt là các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế được đánh giá cao nhất trong Bảng xếp hạng PCI 2022.
Báo cáo PCI 2022 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 11.872 doanh nghiệp, trong đó có 10590 doanh nghiệp tư nhân và và 1.282 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại Việt Nam. Kể từ khi bắt đầu tiến hành vào năm 2005 tới nay, có 176.496 lượt doanh nghiệp tham gia khảo sát PCL phản ánh các khía cạnh đa dạng của môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Trong Báo cáo PCI 2022, lần đầu tiên VCCI, USAID cùng các đối tác tư nhân giới thiệu và công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI). Kết quả năm đầu tiên cho thấy ba tỉnh đứng đầu Chỉ số PGI là Trà Vinh, Lạng Sơn và Bắc Ninh.
Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiến kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.