Bác sĩ Ấn Độ chống dịch COVID-19 bằng áo mưa và mũ bảo hiểm

(Ngày Nay) - Tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ sức khỏe ở Ấn Độ đang buộc một số bác sĩ sử dụng áo mưa và mũ bảo hiểm xe máy khi khám cho các bệnh nhân COVID-19, phơi bày tình trạng yếu kém của hệ thống y tế công cộng nước này trước sự gia tăng của các ca bệnh.
Một bác sĩ phải mặc áo mưa khi khám cho các bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Reuters
Một bác sĩ phải mặc áo mưa khi khám cho các bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Narendra Modi hôm thứ Hai cho biết Ấn Độ đang cố gắng mua số lượng lớn thiết bị vật tư y tế từ các nguồn trong nước và Hàn Quốc cũng như Trung Quốc nhằm đáp ứng tình trạng thiếu hụt.

Hiện đã có tổng cộng 1.251 người ở Ấn Độ nhiễm COVID-19 và 32 người thiệt mạng. Nhiều bác sĩ cho biết nếu không có quần áo bảo hộ, nhiều khả năng họ sẽ trở thành nguồn lây nhiễm bệnh.

Theo một dự báo, hơn 100.000 người dân Ấn Độ có thể bị nhiễm bệnh vào giữa tháng 5, khiến hệ thống y tế nước này rơi vào cảnh quá tải cả vật tư y tế và y, bác sĩ.

Tại thành phố Kolkata, các bác sĩ tại Bệnh viện truyền nhiễm Beleghata - nơi điều trị chính cho các trường hợp nhiễm COVID-19, đã phải mặc áo mưa nilon để kiểm tra các trường hợp nghi nhiễm.

"Chúng tôi sẽ không làm việc mà phải liều mạng", một bác sĩ tuyên bố.

Ở phía bắc bang Haryana gần thủ đô New Delhi, bác sĩ Sandeep Garg của Bệnh viện ESI cho biết ông đã phải sử dụng mũ bảo hiểm xe máy vì không có bất kỳ khẩu trang N95 nào.

"Tôi đã phải đội một chiếc mũ bảo hiểm để che mặt mình, cùng với một lớp khẩu trang y tế thông thường", ông Garg nói.

Được biết, Ấn Độ dành khoảng 1,3% GDP cho y tế công cộng, thuộc hàng thấp nhất thế giới, điều này đã lý giải cho sự thiếu hụt vật tư của nền y tế công cộng đất nước này.

Tại một bệnh viện công ở thành phố Rohtak, bang Haryana, một số bác sĩ cơ sở đã từ chối điều trị cho bệnh nhân do họ không được cung cấp đồ bảo hộ.

Họ cũng thành lập một quỹ không chính thức, trong đó mỗi bác sĩ đã đóng góp 1.000 rupee (hơn 300.000 đồng) để mua khẩu trang cho chính mình.

"Mọi người đều sợ hãi", một bác sĩ nói. "Không ai muốn làm việc mà không có đồ bảo hộ".

Theo Reuters
Bình luận
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
(Ngày Nay) -  Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế đầy đủ. Ảnh: VGP/HM.
Tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi
(Ngày Nay) - Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý I/2025, một số ca tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng cho người nghi mắc sởi và người mắc bệnh sởi.