Bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Nhật nói gì về vắcxin chữa ung thư của Nhật?

Gần đây trên một số trang Facebook rầm rộ giới thiệu quảng cáo về những loại vắcxin có thể ngừa được nhiều loại ung thư, thậm chí chữa được cả ung thư. Một số gia đình có người bị bệnh đã như “chết đuối vớ được cọc”. Tuy nhiên, thực hư của loại sản phẩm này ra sao, có đúng như những gì quảng cáo hay không?, cùng Suckhoedoisong.vn trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa ung thư hiện đang sống và làm việc tại Nhật Bản và cố vấn tổ chức nghiên cứu ung thư tại Mỹ để tìm hiểu rõ hơn. 
Vắc xin điều trị ung thư, ngừa ung thư được quảng cáo trên mạng
Vắc xin điều trị ung thư, ngừa ung thư được quảng cáo trên mạng

Trước khi quyết định dùng sản phẩm mới bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

BS. Phạm Nguyên Quý, hiện đang công tác tại Khoa Ung thư Nội khoa, Bệnh viện Đại học Kyoto, Nhật Bản và cũng là một thành viên trụ cột của Nhóm Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Dự án Y học cộng đồng, cho biết, trong một tuần anh nhận được 3 câu hỏi của bệnh nhân Việt Nam và người thân của họ về việc có nên sang Nhật chích vắcxin làm từ khối u để chữa ung thư không. Vì họ nhận được lời quảng cáo bên Nhật có loại vắc xin có thể chữa được ung thư.

Bs Quý cho hay: Những người hỏi nói với anh rằng họ nhận được lời giới thiệu vắcxin này có công dụng tuyệt vời chữa được rất nhiều loại ung thư, hoặc ngừa ung thư tái phát. Sản phầm này đã được chính phủ Nhật Bản công nhận và được cấp phép đặc biệt để chữa cho người Việt Nam. BS. Quý cho hay, theo như anh được biết tại Nhật, điều trị này nằm ngoài hệ thống bảo hiểm của Nhật, và chưa được PMDA của Nhật (như Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc,FDA ở Hoa Kỳ) công nhận về độ an toàn và hiệu quả.

"Việc nghĩ rằng người Nhật "nhân đạo" đặc biệt giúp người Việt Nam tiếp cận điều trị sớm hơn cũng rất đáng ngờ". Bs. Quý nói.

Bên cạnh đó, BS Phạm Nguyên Quý cũng chia sẻ, ở Nhật Bản các bác sĩ thường chỉ khuyến khích bệnh nhân điều trị thuốc nằm trong phạm vi bảo hiểm bởi những hiệu quả chắc chắn và cao nhất (không phải 100% nhưng là cao nhất đã được chứng minh) với số tiền mà bệnh nhân trả là thấp nhất ở thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, khái niệm “ điều trị tốt” ở Nhật cũng đồng nghĩa với việc “điều trị được bảo hiểm chi trả”. Khi những thuốc được bảo hiểm chi trả có nghĩa là thuốc điều trị đó đã có đầy đủ số liệu chứng minh hiệu quả thực sự trên nhóm bệnh nhân cụ thể (vượt qua giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng).

Bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Nhật nói gì về vắcxin chữa ung thư của Nhật? ảnh 1

Ts.Bs Phạm Nguyên Quý, Khoa Ung thư Nội khoa, Bệnh viện Đại học Kyoto, Nhật Bản, hạt nhân của Nhóm Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Dự án Y học cộng đồngNhập mô tả ảnh

Một điều nữa, bác sĩ của Nhóm Hỗ trợ bệnh nhân ung thư cũng lưu ý các bệnh nhân, khi người nhà bệnh nhân đang ở trong tâm lý “có bệnh vái tứ phương” mà lại gặp được lời quảng cáo có vắc xin chữa và phòng được ung thư như vậy thì sẽ rất quan tâm.

Tuy nhiên, nếu không phải là người trong ngành thì sẽ rất khó phân biệt, kiểm chứng. Bởi, vắc xin ung thư như lời giới thiệu là có thật và chúng cũng đã được nghiên cứu lâm sàng ở một vài tình huống cụ thể (như ngăn tái phát ung thư gan sau mổ), nhưng số liệu ở tình huống cụ thể đó là chưa đủ độ tin cậy, và cũng không áp dụng ra các loại ung thư khác hay ở tình huống khác.

Vì thế, bệnh nhân vẫn cần có tư vấn của bác sĩ điều trị và hỏi thêm ý kiến thứ hai từ những bác sĩ khác. Ngoài ra, với những bệnh nhân tìm đọc được tài liệu tiếng Anh thì nên vào các website chính thống của các Hiệp hội ung thư của Mỹ và Châu Âu, xem hướng dẫn điều trị có ghi phương pháp đó không, bảo hiểm ở nước ngoài có trả cho phương pháp đó không. Tôi nghĩ rằng đó là những việc cơ bản cần làm trước khi đầu tư số tiền lớn vào các phương pháp điều trị “được cho là tiềm năng”.

Phải chắc chắn rằng thuốc đó đã được cấp phép từ các tổ chức của chính phủ

Đồng quan điểm trên, TS. Nguyễn Hồng Vũ,Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, City of Hope, California, USA, Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím cũng bày tỏ quan điểm, hướng điều trị ung thư mới hiện nay đang được quan tâm là kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư. Hướng này càng được nhiều người“để ý” và biết đến hơn khi hai nhà khoa học Allison và Honjo nhận giải Nobel Y Học năm 2018 có công trình nghiên cứu cũng về lĩnh vực này. Tuy nhiên, cũng vì thế mà trên "chợ đen" cũng không ít các sản phẩm được quảng cáo là điều trịphòng ngừa ung thư dựa trên việc kích hoạt miễn dịch đang được nở rộ trên mảnh đất màu mỡ "người bệnh ung thư".

Bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Nhật nói gì về vắcxin chữa ung thư của Nhật? ảnh 2

TS.Nguyễn Hồng Vũ,Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, City of Hope, California, USA, Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

Tiến sĩ Vũ cũng cho hay, mọi loại thuốc được thực hiện các nghiên cứu tiền lâm sàng thành công trên động vật, tuy nhiên đó chỉ là điều kiện CẦN để phát triển tất cả các loại thuốc sử dụng trên người hiện nay, chứ CHƯA phải là điều kiện đủ để áp dụng ngay, trực tiếp trên người một cách rộng rãi vì lý do an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất các thuốc sử dụng trên người phải đảm bảo được tất cả các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn cũng như chất lượng được quy định bởi các cơ quan chính phủ. Ngoài ra, các thông tin về kết quả thử nghiệm lâm sàng, thông tin về việc cho phép lưu hành, độ an toàn, phản ứng phụ của một thuốc điều trị nào đó đều phải được dễ dàng tìm thấy trên các tạp chí chuyên ngành và các thông báo của chính phủ.

Theo đó, TS. Vũ khuyến nghị người bệnh cũng như người nhà cần lưu ý khi được giới thiệu các sản phẩm mới, đặc biệt là thuốc điều trị ung thư, trước hết phải tìm hiểu thuốc đó có phải được cấp phép từ các tổ chức của chính phủ (như FDA của Mỹ, PMDA của Nhật,...) để bảo đảm thuốc đó an toàn và hiệu quả. “Điều quan trọng nhất là mọi người cần tỉnh táo để không bị vào cảnh “tiền mất tật mang”. Ts Vũ nói. Hồng Nguyên (ghi).

Theo Báo Sức khoẻ & Đời sống
Bình luận
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .
Động đất tại Myanmar: Bangkok của Thái Lan đánh giá thiệt hại
Động đất tại Myanmar: Bangkok của Thái Lan đánh giá thiệt hại
(Ngày Nay) - Sau trận động đất độ lớn 7,7 xảy ra ngày 28/3 tại miền Trung Myanmar, Thống đốc Bangkok, ông Chadchart Sittipunt đã công bố đánh giá thiệt hại chi tiết tại thủ đô Thái Lan. Theo đó, tác động nghiêm trọng nhất được ghi nhận tại các công trình đang xây dựng, đặc biệt là sự sụp đổ hoàn toàn của tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) tại quận Chatuchak.