Theo Tân Hoa Xã, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành yêu cầu tất cả các cơ quan chính phủ và cơ sở giáo dục của nước này phải sử dụng bản đồ thế giới mới. Trong đó, cái gọi là “bản đồ 251 đoạn” đánh dấu các hòn đảo Hawaii và Micronesia ở khu vực Thái Bình Dương là một phần lãnh thổ của Bắc Kinh.
Tấm bản đồ 251 đoạn mà Bộ Giáo dục Trung Quốc dự định đưa vào trong các trường học.
Tổng thống Micronesia Manny Mori ngay lập tức phản đối động thái trên của Trung Quốc, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh đã có hành động cưỡng đoạn bản đồ. Chính phủ Mỹ hiện chưa lên tiếng về bản đồ mới này do Trung Quốc ban hành.
Tuy nhiên, “những người hàng xóm mới” chắc chắn chất vấn tính pháp lý của bản đồ 251 đoạn này cũng như phản đối hành động bành trướng của Bắc Kinh.
Bộ giáo dục Trung Quốc tự bao biện rằng tấm “bản đồ 251 đoạn” dựa trên các tài liệu có từ thời nhà Thanh rằng phía bắc Mariana, đảo Marshall và Caroline đều thuộc về Trung Quốc.
“Nghiên cứu về các khu vực thuộc phần lãnh thổ Trung Quốc vẫn đang được tiến hành”, một quan chức Bộ Giáo dục nước này nói.
Đáng chú ý khác là dường như còn có bằng chứng cho rằng thời kỳ Nhà Minh của Trung Quốc đã từng kiểm soát cả khu vực châu Nam Cực, theo nguồn tin trên Elite Readers. Bộ Giáo dục Trung Quốc tuyên bố sẽ sớm sửa đổ bản đồ mới cho phù hợp.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest hồi tháng 2 vừa qua nhấn mạnh rằng Trung Quốc nên nhận ra nước này đang có bất đồng lớn với các nước khác và đó là một trong những lý do hàng đầu để Mỹ tin rằng tất cả các bên liên quan nên giải quyết các sự bất đồng bằng biện pháp hòa bình, tránh những hành động gây căng thẳng tình hình.
Ông Josh Earnest khi đó khẳng định: "Không quốc gia nào khác ngoài Mỹ có quyền tuyên bố chủ quyền đối với Hawaii”.
Năm 2012, bà Hillary Clinton, khi đó là Ngoại trưởng Mỹ, tiết lộ, phía Trung Quốc đã từng nói với bà ý định sẽ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hawaii. Lời đề nghị của Trung Quốc được đưa ra trong buổi tham vấn giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.
Đáp lại, bà Clinton khẳng định, rằng các tranh chấp lãnh thổ sẽ được giải quyết thông qua tòa án quốc tế.
Trung Quốc hiện là tác nhân chính khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn khi liên tục tiến hành các hoạt động trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của các quốc gia khác trong vùng biển này.
Đăng Nguyễn