Bàn giải pháp khơi thông điểm nghẽn cung ứng xăng dầu trong nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Để thị trường xăng dầu vận hành ổn định, tránh được tối đa những "cú sốc" như thời gian vừa qua, một chuyên gia cho rằng, đối với thị trường Việt Nam phải có những quy định kiềm giá.
Người dân xếp hàng dài chờ mua xăng, dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên đường Giải Phóng, tối 5/11. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Người dân xếp hàng dài chờ mua xăng, dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên đường Giải Phóng, tối 5/11. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Thị trường xăng dầu Việt Nam đã và đang trải qua giai đoạn rất khó khăn bởi những biến động khó lường trên thị trường thế giới. Ở trong nước, chi phí kinh doanh xăng dầu cũng được cho là chưa theo kịp diễn biến thực tế đã khiến nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh thua lỗ; nhiều đại lý gián đoạn nguồn hàng, gây nên những khó khăn rất lớn trên thị trường.

Vấn đề này đã được các chuyên gia kinh tế thảo luận tại tọa đàm Giải bài toán chi phí kinh doanh-Khơi thông "điểm nghẽn" cung ứng xăng dầu do báo Công Thương tổ chức chiều 10/11, tại Hà Nội.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, trước những cú sốc của thị trường xăng dầu cũng bộc lộ sự yếu kém về cơ chế quản lý, do đó, cần tái cấu trúc và cơ cấu lại theo cơ chế thị trường, đáp ứng được nền sản xuất theo cơ chế thị trường chứ không phải quản lý hành chính như từ trước đến nay.

Cụ thể, giữa doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp cung ứng và các doanh nghiệp bán lẻ cần xem xét lại cơ chế. Mỗi doanh nghiệp cần độc lập, tự chủ và nếu kinh doanh lỗ phải chấp nhận. Ngoài ra, hiện nay cũng đã tự túc được 70-80% tiêu dùng trong nước, vì vậy cần xây dựng thị trường trong nước tự túc mới có thể xuyên suốt, không bị tác động ảnh hưởng, cũng như Nhà nước sẽ không phải can thiệp nhiều.

Bàn giải pháp khơi thông điểm nghẽn cung ứng xăng dầu trong nước ảnh 1
Người dân xếp hàng dài chờ mua xăng, dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên phố Lạc Trung (Hà Nội), tối 5/11/2022. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Chia sẻ về những khó khăn của doanh nghiệp xăng dầu trong việc chưa được tính đúng, tính đủ chi phí, gây nên những khó khăn trên thị trường, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, hiện đang có sự nhầm lẫnbởi thực tế mà nói trong cấu trúc của Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, công thức giá cơ sở có hai phần, một phần là công thức nhập trong nước và công thức nhập nước ngoài.

Nguyên lý không có gì khác nhau nhưng khi xây dựng luôn có tư duy nhập trong nước phải rẻ hơn mua nước ngoài nên đặt ra những cách thức vận hành. Điều này hoàn toàn đúng quan điểm của Đảng và mong muốn của tất cả nhưng rõ ràng không phải lúc nào cũng đạt được.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, thực tế cho thấy, qua sự phản ánh kịp thời của các doanh nghiệp, cơ quan chức năng đã nhận thức được các vấn đề và cũng đã sửa đổi.

Tuy nhiên, qua tiếp cận một số doanh nghiệp, mức điều chỉnh này vẫn là chưa thoả đáng nên cần phải xem xét lại trong bối cảnh một năm thị trường xăng dầu dị biến, dị dạng như vậy mà cơ quan quản lý không nắm bắt được, không phải là người thực tiễn trong kinh doanh khó có khả năng xử lý để thích ứng đáp ứng được với sự phát triển, tồn tại của doanh nghiệp.

Ông Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh thêm rằng, đã là kinh tế thị trường, kinh doanh phải có lợi nhuận, không lợi nhuận không kinh doanh. Tuy nhiên, có mấy vấn đề cần đề cập như việc phải tính đến trách nhiệm của các doanh nghiệp tư nhân xăng dầu chưa phản ánh đầy đủ về các thay đổi, biến động. Bên cạnh đó, vai trò của các hiệp hội trong việc tiếp nhận phản hồi với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chưa đầy đủ.

Dù vậy, cũng phải nhìn nhận cái khó của các cơ quan quản lý nhà nước, khi vấn đề đặt ra là các báo cáo tài chính, báo cáo số liệu kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp không phản ánh được định mức chi phí nên rất khó để đưa ra quyết định trong việc điều chỉnh nâng mức giá đối với doanh nghiệp. Điều này cũng cực kỳ khó cho những người ra quyết định nên bản thân doanh nghiệp cũng cần phải xem lại.

Thực tế cũng cho thấy, việc Bộ Tài chính thay đổi xem xét điều chỉnh trong sáu tháng một lần là một sự thay đổi kịp thời với tình hình. Hơn nữa, hiện mức sống của người dân đã lên, trong khi nhà nước vẫn quản lý giá. Do đó, phải nâng mức giá phù hợp với yêu cầu quản lý và yêu cầu đặt ra là doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chính mới có những điều chỉnh thay đổi phù hợp.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, trong bối cảnh hiện nay, xăng dầu là mặt hàng rất nhạy cảm tác động trực tiếp, gián tiếp tới mặt bằng giá. Trực tiếp ngành lĩnh vực sử dụng xăng dầu làm cho chi phí tăng.

Khi bất kỳ ngành nào ngành kinh tế nào cũng phải đưa từ nơi sản xuất đến tiêu dùng. Khi chi phí giá cước tăng thì giá sẽ tăng. Trong bối cảnh chúng ta vừa mới ổn định thị trường xăng dầu cũng như ổn định nền kinh tế vĩ mô, một trong những mục tiêu quan trọng là kiểm soát được lạm phát, trong khi đó giá xăng dầu quyết định; đồng thời phải làm sao để doanh nghiệp có lãi, đảm bảo mục tiêu chính trị. Để làm sao giá xăng dầu đảm bảo được sự tồn tại được nhưng phải phát triển.

Ông Ngô Trí Long cũng chỉ tra việc vì sao Bộ Tài chính lại rất đắn đo khi điều chỉnh lại mức chi phí kinh doanh bởi điều chỉnh mức chi phí kinh doanh nếu tăng lên trong bối cảnh phải tăng thì sẽ ảnh hưởng tới mặt bằng giá. Hơn nữa, xăng dầu là một mặt hàng rất nhạy cảm cho nên người ta cũng sợ trách nhiệm nên phải tính toán hết sức thận trọng, vì chậm điều chỉnh dẫn đến nguồn cung thiếu.

Trong bối cảnh giá xăng dầu vừa qua hết sức dị thường từ trước đến nay chưa có nên sự điều hành của các cơ quan chức năng thời gian qua, đặc biệt là Bộ Công Thương phải đáng ghi nhận. Bên cạnh đó cũng phải nói đến tâm lý, do thông tin tuyên truyền cho nên nhiều người có tâm lý phòng còn hơn để xảy ra nên chưa cần cũng đến xếp hàng tạo cảm giác không tốt trong kinh doanh xăng dầu.

Để thị trường xăng dầu vận hành ổn định, tránh được tối đa những "cú sốc" như thời gian vừa qua, ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng, đối với thị trường Việt Nam phải có những quy định kiềm giá. Bởi bản thân doanh nghiệp rất mong muốn tính đúng, tính đủ, còn lại chi phí vẫn để cho doanh nghiệp tự quyết định. Như vậy mới tạo ra thị trường cạnh tranh và bình đẳng.

Bàn giải pháp khơi thông điểm nghẽn cung ứng xăng dầu trong nước ảnh 2
  • Một điểm kinh doanh xăng, dầu trên phố Tạ Quang Bửu đóng cửa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

  • Bàn giải pháp khơi thông điểm nghẽn cung ứng xăng dầu trong nước ảnh 3
    Một cửa hàng xăng dầu đóng cửa trên phố Khâm Thiên (Hà Nội). (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

    Về mức thuế, xăng là mặt hàng tiêu dùng, theo đó phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Năm 2022, xăng đã vượt qua mức giá 30.000 đồng/lít và đã vượt qua bình thường. Tuy nhiên, còn một tháng rưỡi nữa sẽ bắt đầu trở lại việc hoàn thuế bảo vệ môi trường nên nếu không xử lý sớm, việc tăng đột ngột sẽ càng khó cho doanh nghiệp. Theo đó, nguyện vọng của doanh nghiệp, nhãn tiền vẫn là đảm bảo nguồn hoạt động và doanh nghiệp rất mong muốn có những giải pháp kịp thời.

    Ngoài ra, xăng dầu là một mặt hàng trong danh mục bình ổn nằm trong Luật Giá. Luật Giá quy định, kể cả luật trong danh mục nhà nước định giá thì hiện tại xăng dầu do nhà nước định giá phải đảm bảo chi phí, lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp. Đây là nguyên tắc đầu tiên của Luật Giá, nhưng nằm trong bối cảnh hiện nay buộc phải tìm ra phương thức hợp lý.

    Ông Bùi Ngọc Bảo kiến nghị, để đảm bảo các doanh nghiệp nhập khẩu về không lỗ thì sử dụng quỹ bình ổn để bù đắp cho khoản lỗ. Đó là biện pháp vừa làm dung hoà được giá bán cho người dùng và cũng là biện pháp cam kết với doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, cơ chế xử lý như thế liệu có đúng chưa khi chưa có quy định. Hoặc phương án thứ hai, trích từ những doanh nghiệp mua từ các nhà máy lọc dầu trong nước, doanh nghiệp nhập khẩu được chi, như vậy người tiêu dùng phải chịu giá cao nhưng đảm bảo được một mặt bình đẳng đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh.

    Theo ông Ngô Trí Long, trong cơ cấu giá bán xăng dầu hiện nay phải xác định cho sát với thực tế, cho hợp lý… Như vậy, doanh nghiệp mới có thể đảm bảo tồn tại được. Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng cũng cần phải chia sẻ. Đồng thời, với tình hình giá xăng dầu thế giới có chiều hướng tăng cao cũng phải xem xét lại chính sách thuế của mình để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

    Một điều quan trọng nữa để đảm bảo cho thị trường xăng dầu vận hành ổn định đó là sự phối hợp giữa các bộ, ban ngành phải hết sức nhịp nhàng và có sự đồng thuận cao, quyết liệt, khẩn trương.

    Ông Đinh Trọng Thịnh cũng hiến kế rằng trước mắt nên rà soát lại tất cả các kế hoạch từ nhập khẩu đến tiêu thụ của các địa phương trong những tháng cuối năm và đầu năm 2023. Từ đó, có những kế hoạch nhập khẩu hoặc nhập hàng để đáp ứng nhu cầu nhằm thỏa mãn đến mức tối đa nhu cầu về sản lượng tránh tình trạng như thời gian vừa qua cái này là điều đầu tiên phải làm.

    Ngoài ra, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xăng dầu có thể có được chi phí hợp lý rõ ràng cùng với việc Bộ Tài chính có xem xét sửa đổi cái định mức chi phí kinh doanh xăng dầu; các bộ ngành cũng nên có kế hoạch dài hạn để từ đó đưa ra quá trình điều chỉnh các định hướng này phù hợp theo thời gian để đảm bảo doanh nghiệp có chi phí kinh doanh phù hợp với thực tiễn.

    "Chúng ta cần phải có bài toán lâu dài hơn, đó là xem xét lại mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống kinh doanh xăng dầu hiện nay. Cần điều chỉnh như thế nào để đảm bảo tính công bằng đối với những doanh nghiệp được mua của doanh nghiệp và sản xuất trong nước, đảm bảo chi phí hợp lý nhất cho hai bên," ông Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

    Theo TTXVN
    TIN LIÊN QUAN
    Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
    6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
    (Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
    Quang cảnh Hội nghị.
    Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
    (Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).