‘Ban quản lý cảng tại Sa Kỳ tự thu cước hàng hóa là cực kỳ vô lý’

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều người dân, đơn vị hoạt động lữ hành cho rằng việc Ban Quản lý Cảng và Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ngãi tự thu cước và thu cước vận chuyển hàng hóa giá cao hơn trước là điều quá vô lý. Trong khi lãnh đạo huyện Lý Sơn cho rằng phải xem lại việc thu phí này, vì Lý Sơn là đảo đặc biệt khó khăn được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 353.
Hành khách mua vé tại Nhà ga cảng Sa Kỳ. Ảnh: Lê Xuân Thọ
Hành khách mua vé tại Nhà ga cảng Sa Kỳ. Ảnh: Lê Xuân Thọ

“Phí chồng phí”

Như Ngày Nay đã thông tin, từ ngày 1/7/2022, Ban quản lý Cảng và Cảng vụ đường thủy nội địa (gọi tắt là Ban QLC&CVĐTNĐ, thuộc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi) có Thông báo số 248/TB-BQLC&CVĐTNĐ “Thực hiện việc giao nhận, ký gửi hàng hóa vận chuyển từ cảng Sa Kỳ đi Lý Sơn và ngược lại”, trong đó có việc thu cước vận chuyển hàng hóa.

Ngoài việc bị thu cước vận chuyển cao hơn so với trước đây đã đề cập ở bài trước, chúng tôi còn nhận được nhiều thông tin của người dân, đơn vị hoạt động lữ hành, đơn vị kinh doanh vận tải,… về việc thu phí này.

Anh Phạm Thắm, một người dân Lý Sơn đang sinh sống tại Đà Nẵng cho rằng việc ban quản lý cảng tự đặt ra mức giá và thu cước vận chuyển hàng hóa là điều cực kỳ vô lý. Trước đó, Sở GTVT cho phép các tàu tăng giá vé lên đến 35.000 đồng mỗi lượt. “Như vậy, chẳng khác gì phí chồng phí đang đè lên người dân Lý Sơn và du khách”, anh Thắm bày tỏ.

“Cảng Sa Kỳ thu phí cao hơn sân bay”

Anh Nhân, một người chuyên chở khách từ các sân bay đến cảng Sa Kỳ và ngược lại, cho biết xe của anh là loại 5 chỗ ngồi, khi vào đón trả khách tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là 9.000 đồng/ lượt, tại Sân bay Chu Lai (Quảng Nam) là 4.000 đồng/ lượt, còn tại nhà ga cảng Sa Kỳ là 14.000 đồng/ lượt. Như vậy, “cảng Sa Kỳ thu phí cao hơn sơn bay”.

Cũng theo anh Thắm, sở dĩ nói việc thu cước hàng hóa là cực kỳ vô lý vì ban quản lý cảng tự đưa ra mức giá và tự thu mà không dựa trên bất cứ một cơ sở pháp lý nào.

Nhiều ý kiến khác cho biết việc thu cước càng vô lý hơn đối với nhóm hàng đóng kiện, bành, bao thùng khi bị áp theo cân nặng. Bởi với những mặt hàng này, đa phần là hải sản tươi sống, khi đóng thùng gửi đi phải ướp thêm đá lạnh, do đó làm tăng cân nặng thêm rất nhiều.

“Đó chính là lí do vì sao một thùng cá trước đây tôi gửi chỉ có giá từ 20-30.000 đồng, nay tăng lên thậm chí đến 70.000 đồng”, chị Ly Ly bức xúc.

Nhiều khách du lịch hủy tour đến Lý Sơn

Anh Phan Đình Vũ, một người hoạt động lữ hành tại đảo Lý Sơn cho biết, việc tăng giá vé vừa rồi đã ảnh hưởng đến giá tour khiến cho du khách ái ngại khi chọn Lý Sơn để đi du lịch. Nay áp dụng thu cước vận chuyển hàng hóa nữa, khiến cho họ e dè hơn.

“Việc áp dụng thu cước vừa triển khai, tạm thời chưa biết sẽ thế nào, nhưng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của du khách khi mua sắm đặc sản Lý Sơn. Vì hàng hóa có giá trị không cao, mà giá cước cao hơn sẽ khiến cho du khách tính toán lại. Có thể họ sẽ đổi qua hàng thay thế cùng loại tại nơi khác ở đất liền. Như vậy, người dân Lý Sơn khó bán đặc sản gốc, ảnh hưởng đến nguồn thu của người dân”, anh Vũ lo lắng.

Anh Vũ cũng lo ngại du khách sẽ giảm đến Lý Sơn khi chi phí tăng cao. Bởi lẽ khi chi phí tăng, du khách sẽ có sự so sánh Lý Sơn với nơi khác vì trên thực tế, du lịch Lý Sơn đang kém hơn so với nhiều nơi. Anh Vũ đặt câu hỏi: “Tại sao sau hai năm dịch, Chính phủ kêu gọi kích cầu kinh tế, kích cầu du lịch, nhưng hết tăng giá vé giờ đến lượt áp và tăng thu cước vận chuyển hàng hóa?”.

‘Ban quản lý cảng tại Sa Kỳ tự thu cước hàng hóa là cực kỳ vô lý’ ảnh 1

Nơi ký gửi hàng hóa tại cảng Sa Kỳ. Ảnh: Người dân cung cấp

Đồng quan điểm trên, anh Gia Liêm cho biết giá vé tăng bất ngờ khiến cho nhiều công ty du lịch trở tay không kịp, phải bù thêm 70.000 đồng/ mỗi vé khứ hồi do khách đã book tour trước đó.

“Nhiều khách gọi để nghe tư vấn, nhưng cuối cùng họ đổi ý và chọn nơi khác. Mới hôm qua khách gọi hỏi vụ cước hàng hóa, họ nói sao giống đi máy bay quá vậy? Họ nói muốn ra Lý Sơn du lịch, sẵn mua ít đồ về làm quà cho người thân, nhưng giờ phải suy nghĩ lại”, anh Liêm cho hay.

Cũng theo anh Liêm, việc tăng giá vé và áp dụng giá cước vận chuyển hàng hóa mới, khiến cho công ty của anh và nhiều công ty hoạt động lữ hành khác tại đảo Lý Sơn liên tục bị khách hủy tour trong tháng 7 và 8.

Trao đổi với phóng viên Ngày Nay, ông Đặng Tấn Thành - Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho rằng cần phải xem lại việc thu phí vì Lý Sơn là đảo tiền tiêu, đảo đặc biệt khó khăn đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 353. “Việc đi lại thì lên giá và thu các loại phí, trong khi chất lượng phục vụ thì không cao”, ông Thành nói thêm.

Liên quan đến việc Ban QLC&CVĐTNĐ đưa ra giá và thu cước vận chuyển hàng hóa, vào chiều hôm qua ngày 3/7, khi phóng viên liên lạc với ông Nguyễn Phong - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi, thì vị này cho biết cũng chỉ mới nắm được thông tin. Đồng thời cho biết sẽ có cuộc giữa các bên vào hôm nay, ngày 4/7.

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin vụ việc!

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?