Bằng chứng sống về kiếp luân hồi

Tồn tại hay không kiếp luân hồi vẫn là một câu hỏi lớn làm đau đầu giới khoa học. Những bằng chứng sống dưới đây sẽ gợi mở phần nào câu hỏi ấy.
Bằng chứng sống về kiếp luân hồi

Bằng chứng nổi tiếng nhất về kiếp luân hồi phải kể tới cô bé Swarniata Mishra. Cô được sinh ra trong một gia đình có học và giàu có ở Ấn Độ.

Năm lên 3 tuổi, trong một chuyến du lịch cùng cha của mình, khi đi qua thị trấn Katni cách xa nhà cô hơn 100 km, Swarniata Mishra bỗng yêu cầu người lái xe rẽ xuống con đường để về ngôi nhà trước kia cô từng ở.

Bằng chứng sống về kiếp luân hồi - anh 1

Swarniata Mishra

Ngay sau đó, cô bé tiếp tục kể về cuộc sống của mình ở Katni. Swamlata nói rằng, mình tên là Biya Pathak và cô có hai cậu con trai. Tiếp đó, cô mô tả ngôi nhà của mình: nhà sơn màu trắng có cửa sắt đen, bốn phòng được trát vữa, cửa trước chỉ là một phiến đá.
Cô miêu tả đằng sau nhà có một trường nữ sinh, đằng trước nhà là đường ray tàu hỏa. Swamlata kể rằng, Biya Pathak chết vì “đau họng” và được chữa trị bởi bác sĩ S.C. Bhabrat ở Jabalpur: Thậm chí cô vẫn còn nhớ về chuyện cô và một người bạn không tìm được nhà vệ sinh trong khi đang dự đám cưới!
Nhận thấy những biểu hiện lạ của con gái, người cha quyết định đi theo lời chỉ đường của cô. Và ông đã rất bất ngờ, sửng sốt khi tới nơi bởi những lời Swarniata Mishra nói từ trước đều là sự thực. Thậm chí, cô bé còn đọc vanh vách toàn bộ người thân của mình từ kiếp trước, mặc dù chưa ai kịp giới thiệu tên tuổi.
Một trường hợp khác được ghi nhận là cậu bé Taranjit Singh đến từ làng Alluna Miana, Ấn Độ. Cậu bé 6 tuổi này cũng đã gây chú ý bởi câu chuyện về kiếp luân hồi của mình.
Cậu bé khẳng định rằng mình đã từng là một cậu bé tên Satnam Singh từng sống ở làng Chakkchela và bị giết trên đường về nhà. Taranjit khiến mọi người tò mò khi cậu có thể kể được tên bố mẹ và những người thân từ kiếp trước. Nhiều người đã kiểm chứng những câu chuyện cậu bé kể. Điều ngạc nhiên nhất là mọi chuyện Taranjit nói đều đúng 100%.
Một sự việc về kiếp luân hồi nữa cũng đã xảy ra ở Ấn Độ. Uttara Huddar đã có những nhận thức về cuộc sống của một cô gái tên Sharada lúc 30 tuổi.
Cuộc sống của Uttara bị ảnh hưởng không ít từ những nhận thức từ kiếp trước này. Đôi lúc, cô nói một thứ ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ với những người xung quanh. Đó là tiếng Bangka – một loại tiếng hoàn toàn xa lạ với Uttara trước kia. Không chỉ thế, Uttara Huddar còn cư xử với nhân cách một cô gái 30 tuổi đã lập gia đình. Còn trên thực tế, Uttara chưa có chồng.

Xem thêm:

- Có hay không sự tồn tại của linh hồn?

- Nhà ngoại cảm tiết lộ bí mật Lý Liên Kiệt và mối nhân duyên kì lạ trong tiền kiếp

- Sự thật về loại canh quên lãng con người uống trước khi về thế giới bên kia

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.