Băng tan đe dọa nghề chăn tuần lộc Mông Cổ

(Ngày Nay) - Những người chăn tuần lộc ở phía bắc Mông Cổ thường dựa vào lớp "băng vĩnh cửu", vốn không bị tan chảy trong mùa hè dùng làm nước uống cho gia súc, nhưng việc các lớp băng dần biến mất khiến sinh kế của họ đang bị đe dọa.
Băng tan đe dọa nghề chăn tuần lộc Mông Cổ

"Băng đóng một vai trò cụ thể trong việc chăn nuôi tuần lộc ở Mông Cổ. Họ dùng băng vào mùa hè để làm giảm thân nhiệt và bảo vệ tuần lộc khỏi các loại côn trùng", Phó giáo sư William Taylor, tại Đại học Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Colorado, chỉ ra. "Hiện tượng tan băng vĩnh cửu sẽ làm thay đổi cấu trúc và chất lượng đất".

Theo các hộ chăn nuôi tuần lộc, các mảng băng đã tan chảy hoàn toàn trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018, kéo theo đó là chất lượng cỏ suy giảm khiến tuần lộc mắc bệnh và chết.

Phó giáo sư Taylor nói rằng các mảng băng đóng vai trò quan trọng đối với cả động vật hoang dã và gia súc ở các vùng núi cao trên khắp thế giới.

"Thật khó để có thể xử lý cuộc khủng hoảng khí hậu một khi nó đã diễn ra", ông Taylor nói. "Người dân địa phương tại đây đang chịu thiệt hại nặng nề. Biến đổi khí hậu đang tác động đến sức khỏe của đàn tuần lộc và sinh kế của người nông dân".

"Đây là một hệ quả sâu sắc xảy ra với một nhóm người vốn không đóng góp đáng kể cho hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu", Phó giáo sư Taylor cho biết.

Tan băng tiết lộ các hiện vật

Băng tan cũng đã tiết lộ các hiện vật cho thấy lịch sử chăn tuần lộc trong khu vực phía bắc Mông Cổ. Ông Taylor nói rằng lớp băng vĩnh cửu đã hoạt động như một "tủ đông" chứa vật liệu sinh học cổ đại.

"Hầu hết mọi thứ người dân ở đây sử dụng đều được làm từ vật liệu hữu cơ dễ phân hủy. Do đó không thể lưu giữ các hiện vật khảo cổ hoặc tài liệu bằng văn bản", ông Taylor nói. "Băng vĩnh cửu tại đây đóng vai trò lưu giữ các hiện vật, có thể giúp lấp đầy những khoảng trống kiến thức lịch sử và tiền sử của Mông Cổ.

Chúng tôi đang tìm kiếm các hiện vật từ các khu vực núi cao của Mông Cổ có từ thời Thành Cát Tư Hãn", ông Taylor nói.

Theo CNN
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.