Ông Li Datong, cựu biên tập viên một tờ báo ở Bắc Kinh, cho biết thông tin chìm tàu Trung Quốc bị kiểm soát nghiêm ngặt, dù vụ việc không ảnh hưởng gì lớn đến chính trị nước này.
Đội cứu hộ tiến hành vớt các thi thể vụ chìm tàu Ngôi sao phương Đông. Ảnh CNN |
Thông tin và công tác cứu hộ nạn nhân vụ rơi máy bay hãng TransAsia Airways ở Đài Loan hồi tháng 2 và vụ chìm tàu Sewol ở Hàn Quốc năm 2014 được phát sóng trực tiếp, cập nhật 24/24.
Trong khi đó, video về vụ chìm tàu Ngôi sao phương Đông lại được cắt gọt, biên tập kỹ càng trước khi được phát sóng "độc quyền" trên CCTV.
Do đó, nhiều nghi vấn được đặt ra xung quanh nguyên nhân vụ việc vẫn chưa được giải đáp, ví dụ như liệu tàu có được cảnh báo về thời tiết xấu, hay thuyền trưởng thoát khỏi con tàu lật úp và chìm chỉ trong vòng 1-2 phút như thế nào? Liệu họ có liên lạc với đất liền để thông báo tàu gặp nạn hay ra lệnh cho hành khách sơ tán hay không...?
Nỗi đau của những người thân hàng ngày ngóng tin tức từ đội cứu hộ tàu Ngôi sao phương Đông. Ảnh CNN |
Theo Tân Hoa xã, trước những nghi vẫn và bức xúc từ dư luận, sáng nay, người phát ngôn Bộ Giao thông Trung Quốc lên tiếng, cam kết "sẽ không che giấu các sai sót và không che đậy bất kỳ điều gì về tai nạn tàu Ngôi sao phương Đông".
Trong khi đó, tức giận vì không được cung cấp đủ thông tin về vụ chìm tàu và công tác tìm kiếm, cứu nạn, hàng chục người thân các nạn nhân ngày 3/6 đã xuống đường biểu tình trong nước mắt, hướng về trụ sở chính quyền Thượng Hải - nơi có hãng du lịch mà hành khách đăng ký đi tàu trên sông Dương Tử, từ thành phố Nam Kinh tới Trùng Khánh.
Tính cho đến sáng 4/6, đội cứu hộ đã tìm thấy 65 thi thể nạn nhân trong vụ chìm tàu, hơn 370 người vẫn mất tích.
Trang Ly (T/h)
Xem thêm:
- Vụ chìm tàu Trung Quốc: Đã tìm thấy 65 thi thể, hơn 370 người vẫn mất tích
- Trung Quốc: Chìm tàu chở 458 người, hàng trăm nạn nhân gào thét
- Chìm tàu chở 458 người ở Trung Quốc: Hơn 3.100 người tham gia cứu hộ