Bảo tồn di tích Đền Chợ Củi: Tuyệt đối chấp hành chủ trương của Nhà nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trên cơ sở Kết luận thanh tra số 07KT-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh, phía gia đình thủ nhang có nguyện vọng mong các ban ngành, các cấp chính quyền xem xét, tạo điều kiện cho đại diện dòng họ Nguyễn Sỹ được tiếp tục trông coi, quản lý phần nội tự tại đền, với mục tiêu để bảo tồn thật tốt Di tích đền Chợ Củi.
Di tích Quốc gia đền Chợ Củi nằm tại địa phận xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Di tích Quốc gia đền Chợ Củi nằm tại địa phận xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Tập trung nguồn lực bảo tồn di tích

Ngày 5/1/2024, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kết luận thanh tra số 07KT-UBND về công tác quản lý và tổ chức các hoạt động tại Di tích Quốc gia Đền Chợ Củi; trong đó chỉ ra bất cập, tồn tại, hạn chế trong hoạt động và công tác quản lý đền Chợ Củi thời gian qua.

Ngành chức năng cũng chỉ ra những bất cập trong quản lý của lãnh đạo địa phương và Ban Cụ Quản lý di tích về việc giao khoán tiền công đức cho thủ nhang. Ngoài ra, chưa thực hiện nhiệm vụ về quy hoạch của đền đã được duyệt dẫn đến việc cơi nới, vi phạm của một số gia đình.

Từ đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, đơn vị được xác định có sai phạm, thiếu trách nhiệm. Yêu cầu chấn chỉnh, thực hiện nhiệm vụ, vai trò và quy hoạch đã đề ra. Ngoài ra, đơn vị quản lý cũng được yêu cầu lập Hội đồng quản lý, kiểm kê tiền công đức để nộp vào ngân sách.

Đồng thời, yêu cầu gia đình thủ nhang tại đền Chợ Củi chấm dứt việc “chiếm hữu”, quản lý khu vực nội tự của đền, bàn giao cho Ban Quản lý dịch vụ công ích và các điểm du lịch huyện Nghi Xuân trước ngày 15/1/2024. Nếu không thực hiện sẽ tổ chức cưỡng chế việc bàn giao và quản lý.

Được biết, từ ngày 15/01/2024 vừa qua, gia đình các thủ nhang Nguyễn Sỹ Quý và Nguyễn Sỹ Hoá đã bàn giao lại toàn bộ khu nội tự Di tích đền Chợ Củi và không còn được đảm nhận công việc chăm lo hương khói, hoạt động tâm linh hàng ngày tại đền.

Bảo tồn di tích Đền Chợ Củi: Tuyệt đối chấp hành chủ trương của Nhà nước ảnh 1

Từ ngày 15/01/2024 vừa qua, gia đình các thủ nhang Nguyễn Sỹ Quý và Nguyễn Sỹ Hoá đã bàn giao lại toàn bộ khu nội tự Di tích đền Chợ Củi Ban Quản lý dịch vụ công ích và các điểm du lịch huyện Nghi Xuân

Theo đại diện UBND huyện Nghi Xuân, sau khi có kết luận thanh tra của UBND tỉnh, huyện đã tổ chức đối thoại, giải thích cho các thủ nhang và người dân địa phương về vấn đề này. Việc thực hiện các yêu cầu của kết luận thanh tra cũng sẽ đã tiến hành theo quy định.

Trao đổi với PV Ngày Nay, ông Trần Minh Đức – Phó trưởng Ban Quản lý dịch vụ công ích và các điểm du lịch huyện Nghi Xuân cho biết, ngay từ khi được bàn giao, Ban quản lý cũng đã rất tập trung trong công tác quản lý tại di tích. Các ban ngành chức năng của tỉnh Hà Tĩnh và của huyện Nghi Xuân cũng đã kiểm tra, hỗ trợ và hướng dẫn cho Ban quản lý rất nhiều để đảm bảo cho công tác quản lý tại di tích được thực hiện một cách tốt nhất, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Sau khi tiếp quản, Ban quản lý đã thực hiện việc chỉnh trang lại cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường của di tích cũng như sắp xếp cũng như kiện toàn nhân sự làm việc tại di tích; với mục tiêu phục vụ du khách một cách tốt nhất.

Bảo tồn di tích Đền Chợ Củi: Tuyệt đối chấp hành chủ trương của Nhà nước ảnh 2
Bia ghi nhận công đức của gia đình các thủ nhang nhà đền được đặt trong khuôn viên Di tích đền Chợ Củi.

Ông Đức khẳng định: “Việc kiểm đếm tiền công đức được thực hiện hàng ngày, công tác quản lý tiền công đức cũng được thực hiện công khai, minh bạch, theo đúng các quy định. Toàn bộ tiền công đức được sử dụng để thực hiện tôn tạo, tu bổ di tích. Hiện tại, công tác quản lý tại di tích đang còn tồn tại một số khó khăn do các thành viên còn non kinh nghiệm. Tuy nhiên, Ban quản lý cũng đã xây dựng một số phương án về quản lý di tích cũng như tiến hành học hỏi kinh nghiệm quản lý ở rất nhiều nơi. Để tìm được con người đạt được hết tất cả trách nhiệm, có kinh nghiệm cũng là một khó khăn”

Cũng theo ông Đức, Ban quản lý dịch vụ công ích và các điểm du lịch huyện Nghi Xuân đã nhiều lần làm việc với gia đình ông Nguyễn Sỹ Quý và ông Nguyễn Sỹ Hoá. Ban quản lý nhận thấy ông Quý và ông Hoá đều là những người có kinh nghiệm trong việc quản lý tại đền Chợ Củi. “Ban quản lý cũng đã ngỏ lời mời ông Quý và ông Hoá vào làm việc tại Ban, ký hợp đồng theo đơn vị sự nghiệp và được trả lương. Tuy nhiên, ông Quý và ông Hoá chưa đồng ý”, vị này nói.

Nhà nước và nhân dân cùng làm

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Sỹ Quý – Thủ nhang đền Chợ Củi cho hay: “Khi thành lập Ban Dịch vụ công ích này thì nói là phải người của Nhà nước, mà tôi thì hết tuổi lao động rồi, lại không trong biên chế của Nhà nước, nhưng nguyên tắc của đền thì phải có thủ nhang. Nguyện vọng của gia đình chúng tôi là mong muốn được các ban ngành chính quyền giao cho quản lý khi nội tự để sáng, trưa, chiều, tối chúng tôi được chăm lo hương khói, thay hoa, lọc nước, quét dọn hàng ngày. Chúng tôi xin chấp hành việc Nhà nước quản lý tiền công đức”.

Quá trình tìm hiểu cho thấy, hiện nay, trong khuôn viên Di tích Đền Chợ Củi vẫn đang còn tồn tại một Bia đá cổ. Theo người dân địa phương, nội dung Bia đá này ghi chép về việc xây dựng và tu bổ đền. Theo sách "Văn bia Hà Tĩnh", bia được tạo lập vào sau đời Minh Mạng nhà Nguyễn (sau năm 1831).

Nhiều người dân địa phương khẳng định rằng, tại đền Chợ Củi hiện nay vẫn còn lưu lại bia đá và gia phả dòng họ Nguyễn Sỹ. Bàn thờ tổ của dòng họ, gia đình các thủ nhang hiện cũng vẫn đang được thờ trong đền. Tại hồ sơ cấp bằng Di tích Lịch sử cấp quốc gia đền Chợ Củi vào năm 1993 cũng có ghi nhận rất rõ điều này.

Bảo tồn di tích Đền Chợ Củi: Tuyệt đối chấp hành chủ trương của Nhà nước ảnh 3

Bàn thờ tổ tiên của dòng họ Nguyễn Sỹ trong khu nội tự đền Chợ Củi.

Cũng theo ý kiến của nhiều người dân địa phương, việc duy trì không gian linh thiêng và việc thờ cúng trong khu nội tự của đền Chợ Củi là điều vô cùng quan trọng. Để giữ gìn sự linh thiêng và truyền thống của đền, người làm nhiệm vụ trong coi trong khu nội tự của đền cần phải là người hiểu rõ và tôn trọng văn hoá tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu.

Việc phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại - Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt cũng rất cần được đảm nhiệm bởi những người có sự hiểu biết sâu rộng, có nhiều năm trong lĩnh vực này như các thủ nhang của đền.

Người dân địa phương kể lại, hàng trăm năm qua, đền Chợ Củi đã được nhiều đời của dòng họ Nguyễn Sỹ cùng nhân dân đóng góp tu bổ, tôn tạo là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương. Để thực hiện việc trùng tu và tôn tạo đền Chợ Củi, vào thời điểm năm 2013 - 2015, gia đình thủ nhang Nguyễn Sỹ Quý và Nguyễn Sỹ Hoá đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thậm chí sẵn sàng đi vay tiền để xây dựng lại ngôi đền.

Bảo tồn di tích Đền Chợ Củi: Tuyệt đối chấp hành chủ trương của Nhà nước ảnh 4

Văn bia cổ ghi lại thông tin lịch sử tại đền Chợ Củi.

Người dân rất mong muốn đại diện dòng họ Nguyễn Sỹ được tiếp tục trông coi, quản lý phần nội tự đền Chợ Củi để đảm nhiệm trách nhiệm việc hương khói, đảm bảo sinh hoạt văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân địa phương.

Trả lời báo chí, ông Bùi Việt Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết, UBND huyện đã giao cho Ban Quản lý Dịch vụ công ích và các điểm du lịch huyện Nghi Xuân là đơn vị được trực tiếp giao quản lý di tích, trên cơ sở nguyện vọng và xem xét năng lực, cũng như nhu cầu của từng cá nhân cùng các điều kiện khác. Ưu tiên đối với những người, gia đình đã có công trong việc bảo vệ, gìn giữ, tu bổ lâu nay.

Còn theo ông Phạm Quang Hòa - Trưởng Ban Quản lý Dịch vụ công ích và các điểm du lịch huyện Nghi Xuân, gia đình ông Nguyễn Sỹ Quý và Nguyễn Sỹ Hoá đã đơn gửi các cơ quan chức năng xin tiếp tục được làm quản lý một số hoạt động tại Di tích đền Chợ Củi. Tuy nhiên, việc này thẩm quyền thuộc cơ quan cấp trên.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.