Bất động sản nghỉ dưỡng: ‘Các nhà đầu tư Việt quên nhiều thứ’

(Ngày Nay) -“Khi tham gia cùng thị trường tôi nhìn nhận các nhà đầu tư Việt quên nhiều thứ, đánh giá sai bản chất của sản phẩm, quy về câu chuyện đi buôn, đầu tư ngắn hạn, đầu cơ, không ai nói đầu tư trung hạn và dài hạn”, ông Dương Đức Hiển, Giám đốc kinh doanh nhà ở Savills Hà Nội chia sẻ quanh câu chuyện đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, condotel đang nóng hổi gần đây.

 

Bất động sản nghỉ dưỡng: ‘Các nhà đầu tư Việt quên nhiều thứ’

Nhận diện những xu hướng mới

Tại tọa đàm BĐS nghỉ dưỡng và Homestay diễn ra chiều qua (26/11) do Tạp chí TheLEADER tổ chức, ông Hiển đã chia sẻ nhiều thông tin về những xu hướng mới trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Theo đó, nghiên cứu của Savills toàn cầu và Homeway cho thấy, thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nghỉ dưỡng mới, ảnh hưởng và đang dần cạnh tranh trực tiếp với mô hình khách sạn truyền thống.

“Ngày càng có nhiều khách du lịch cân nhắc việc thuê nhà nghỉ dưỡng ngắn hạn thay vì ở khách sạn”, ông Hiển nói.

Theo khảo sát, khách du lịch dự định sẽ thuê nguyên căn hộ hoặc căn nhà trong những chuyến du lịch trong vòng 3 năm tới. Con số này cao hơn hẳn so với 67% cho khách sạn và resort.

Ở Việt Nam, khách đi du lịch đa phần tự phát, số lượng người lên kế hoạch cho các chuyến du lịch chưa được như các nước phát triển- thường lên kế hoạch trước cả năm, thậm chí 2 năm trời.

49% khách cho biết sẵn sàng thuê nguyên căn hộ, căn nhà so với con số của 3 năm trước do công nghệ thông tin phát triển, chỉ cần 1 chiếc smartphone là tự đặt được căn hộ khách sạn, tour và có cả bản đồ thay vì sử dụng các công cụ truyền thống và tìm đến các công ty du lịch cũng như hướng dẫn viên.

Do đó, xu hướng đầu tư cho thuê căn hộ căn nhà thứ 2 tăng lên và đã phổ biến ở nước ngoài từ nhiều năm trước đây, chỉ mới bùng phát ở Việt Nam  gần đây.

Khảo sát của Savills toàn cầu cũng cho thấy, khoảng 50% nhà đầu tư mua nhà thứ hai để cho thuê ngắn hạn. Các nhà đầu tư ưu tiên mua bất động sản nhỏ, dễ quản lý, lợi nhuận có thể hấp dẫn hơn. Phân khúc giá từ 100.000-300.000 USD chiếm 44% lượng giao dịch.

Từ 1990-1998, toàn bộ bất động sản có giá trị từ 100.000 – 299.000 USD chỉ chiếm 39%, con số này tăng lên 44% vào năm 2019. Bản thân sản phẩm phù hợp với đại đa số nhà đầu tư thế giới, ông Hiển cho rằng điều này cũng giống với Việt Nam. Nhà đầu tư có mức tiền vừa phải (tầm trung) chiếm số lượng lớn, các sản phẩm này được tiêu thụ tốt hơn trên thị trường.

Ông Hiển nhận định, khách du lịch là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường cho thuê nhà thứ hai ngắn hạn.

Nghiên cứu của Savills, các hoạt động ngoài trời hấp dẫn với những người mua thế hệ mới. 60% khách toàn cầu quan tâm đến các tiện ích thể thao, dịch vụ đạp xe leo núi, 44% người mua quan tâm đến sân golf khi mua nhà thứ 2. Nên gần đây nở rộ về đầu tư sân golf và villas trong sân golf.

Ông Hiển nhận định, khách sạn vẫn là lựa chọn ưu tiên của khách du lịch muốn tìm kiếm dịch vụ cao cấp nhất. Không thể nói những cách vận hành kinh doanh mới, công nghệ mới có thể ảnh hưởng trực tiếp và toàn bộ thị trường khách sạn mà chỉ thay thế một phần phù hợp với khách du lịch khám phá.

Bất động sản nghỉ dưỡng: ‘Các nhà đầu tư Việt quên nhiều thứ’ ảnh 1

Thị trường BĐS nghỉ dưỡng cần khắc phục nhiều điểm yếu để phát triển lành mạnh, đúng hướng.

Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam: “Không vỡ trận, chỉ trưởng thành hơn”

Nhận định về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam, các chuyên gia tại tọa đàm cho rằng việc các dự án condotel vận hành thành công, có tiền để trả cho các nhà đầu tư thứ cấp theo đúng cam kết là rất khó khăn, một số dự án đã xảy ra tranh chấp, kiện tụng vì không trả được cam kết…đang diễn ra nhưng không có nghĩa như vậy là bđs nghỉ dưỡng đang vỡ trận.

“Vẫn có cơ sở để đầu tư bđs nghỉ dưỡng. Do không hiểu sâu về ngành, kinh doanh phòng, khách sạn, thời gian qua, nhiều dự án có thể đưa vào vận hành như khách sạn nhưng tiện ích không đạt chuản của khách sạn 4-5 sao. Đây không phải câu chuyện bđs nghỉ dưỡng vỡ trận, đây là lúc khẳng định thị trường bđs trưởng thành để các chủ đầu tư có kinh nghiệm tốt hơn, đưa ra các sản phẩm tốt hơn”, ông Hiển nói. Đồng thời khuyến nghị các nhà đầu tư: “Đừng nghĩ “mua xong có thể lướt sóng được không?”, bớt tư duy đó đi, khuyến khích nhà đầu tư nhỏ lẻ hãy nhắm tới tối thiểu là đầu tư trung hạn mới đảm bảo an toàn cho mọi người”.

Ông Dương Đức Hiển nói thêm: Về bản chất, khi tham gia cùng thị trường tôi nhìn nhận các nhà đầu tư Việt quên nhiều thứ, quy về câu chuyện đi buôn, đầu tư ngắn hạn, đầu cơ. Nói đến bđs mà không ai nói đầu tư trung hạn và dài hạn, đó là thiếu sót của thị trường, các nhà đầu tư đánh giá sai bản chất của sản phẩm. Kêu là đầu tư tiền chẵn mà thu tiền lẻ nhưng quên mất dự án đầu tư trung hạn ngắn hay dài hạn. với tổng mức đầu tư đưa ra, bán phòng đó thật nhưng giá trị 5 năm sau là bao nhiêu tiền, so sánh với đầu tư ban đầu.Các nhà đầu tư, thị trường cũng cần thay đổi tư duy và có hiểu biết.

Ông Lương Ngọc Khánh, Giám đốc H&K Hospitality cũng đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư: Khi muốn mua các căn hộ, condotel, vẫn có các dự án ổn có thể tốt cho mình nhưng cần thận trọng và tìm hiểu kỹ các vấn đề, trong đó quan trọng nhất là vận hành ra sao.

“Mọi người nói đầu tư dự án lớn bỏ tiền nhiều nhưng thu tiền lẻ. Nhưng tôi nói là vận hành tốt thì thu tiền lẻ tốt, thu về nhiều”, ông Khánh khẳng định.

Về vĩ mô, hoàn toàn có thể thấy những nhận định của các chuyên gia là lạc quan có sơ sở.

Tốc độ tăng trưởng du lịch của Việt Nam đã phát triển đột biến từ 2015 đến gần cuối 2017. Số lượng khách đến VN tăng đều hàng năm, vì mỗi năm cơ sở hạ tầng tốt hơn, thay đổi về du lịch tốt hơn và có nhiều đường bay mới, hãng bay mới, mang lượng khách mới đến. Các yếu tố ngoại cảnh và các cơ hội cũng đang dẫn đến lượng khách tăng đều hàng năm.

Thống kê cơ cấu khách quốc tế theo châu lục 10 tháng đầu năm của ngành du lịch cho thấy, số khách từ châu Á đến Việt Nam chiếm phần đông, tiếp đến là Châu Âu, Mỹ và Úc. Đặc biệt, suốt 10 tháng qua, lượng khách Trung, Hàn đổ vào Việt Nam rất lớn.

Vấn đề cần khắc phục là thị trường bđs nghỉ dưỡng hiện chưa đồng bộ, một số nơi các dịch vụ tiện ích tốt, nhưng một số thành phố phát triển mạnh về du lịch cũng bị khủng hoảng về các dịch vụ công cộng như bãi tắm công cộng cho cư dân, thiếu các không gian sinh hoạt chung.

“Hiện nay tình trạng này đang được khắc phục dần và phát triển, nhưng tốc độ còn chậm. Các dự án lên quá nhanh nên cần 3-5 năm để các tiện ích dịch vụ mang tính cộng đồng phục vụ khách du lịch và khách địa phương cũng cần một thời gian nữa để hoàn thiện”, ông Hiển nhận định.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.