Cú hích từ "điểm đến hấp dẫn, an toàn, ấn tượng".
Sau hai năm dịch bệnh covid hoành hành, nhiều lễ hội đặc sắc vùng Tây Bắc như lễ hội hoa ban, lễ hội hoa đào bị hoãn tổ chức, lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” và chuỗi Lễ hội Lễ hội Văn hóa Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 khai mạc ngày 24/09/2022 là sự kiện đặc sắc được người dân và du khách hết sức trông đợi. Đặc biệt, du khách sẽ được trải nghiệm những màn nghệ thuật đặc sắc theo phong cách hết sức mới lạ, độc đáo trong chương trình nghệ thuật với chủ đề "Xòe Thái - Tinh hoa miền di sản", với sự tham gia của trên 3.000 diễn viên, nghệ nhân, nhân dân; trong đó riêng màn đại xòe với quy mô 2.022 người.
Bên cạnh lễ hội chính, sự kiện còn có hàng loạt các hoạt động thú vị bên lề như: Diễu diễn đường phố; Trưng bày và trình diễn văn hóa các dân tộc; Hội chợ sản phẩm OCOP, đặc sản các vùng miền và văn hóa ẩm thực năm 2022; Triển lãm ảnh di sản Nghệ thuật Xoè Thái và Ảnh đẹp du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng…Ban tổ chức “tiết lộ”, tới nay đã có hàng ngàn người đăng ký tham gia lễ hội và nhiều đoàn khách du lịch tới Nghĩa Lộ, Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc trong dịp này.
Thiếu nữ Thái trong điệu xòe ngày hội, ảnh tư liệu. |
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái nói riêng, các tỉnh Tây Bắc nói chung đang nỗ lực triển khai chiến lược phát triển du lịch liên kết vùng, tạo sức bật mới hồi phục ngành du lịch hậu dịch bệnh covid 19. Nhờ triển khai đồng bộ và hiệu quả các hoạt động, giải pháp kích cầu du lịch, năm 2020, tuy bị ảnh hưởng mạnh từ đại dịch COVID-19, Yên Bái vẫn thu hút trên 760.000 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, doanh thu đạt gần 500 tỷ đồng. Từ đầu năm 2022 đến nay lượng khách du lịch đến Yên Bái đạt hơn 1 triệu lượt, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài khách du lịch trong nước, 8 tháng qua có trên 7.800 lượt khách quốc tế đến Yên Bái, doanh thu du lịch đạt trên 685 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ 2021.
Theo ngành du lịch Yên Bái, từ nay đến cuối năm, trên địa bàn tỉnh diễn ra hàng chục sự kiện văn hóa, nghệ thuật đặc sắc đón chào du khách gần xa như: Festival dù lượn trên Đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải; Giải chạy Marathon “MU CANG CHAI ULTRA TRAIL; Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Trạm Tấu và Lễ hội Gầu Tào; Đêm tiệc Trà Suối Giàng và Lễ tôn vinh cây chè Suối Giàng, huyện Văn Chấn.
Với mục tiêu trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn, ấn tượng, thu hút trên 1 triệu lượt du khách mỗi năm, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái triển khai nhiều giải pháp thu hút du khách trong nước và quốc tế đến khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng, nâng cao chất lượng du lịch, sản phẩm du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo tập trung vào các sản phẩm thế mạnh, tinh hoa của vùng Tây Bắc.
Nhà đầu tư bất động sản “đón sóng” miền đất hứa
Tỉnh Yên Bái đã xây dựng hình thành và phát triển rõ nét 4 vùng du lịch trọng điểm: vùng du lịch hồ Thác Bà và sông Chảy; vùng du lịch thành phố Yên Bái và vùng phụ cận; vùng du lịch miền Tây gồm có Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Trạm Tấu và Mù Cang Chải và vùng du lịch Trấn Yên - Văn Yên.
Thung lũng Mường Lò (Nghĩa Lộ) - vựa lúa lớn thứ 2 của vùng Tây Bắc. |
Nằm ở trục kết nối các điểm du lịch nổi tiếng phía Tây của tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ là cái nôi của nghệ thuật Xòe Thái, nơi được chọn để biểu diễn màn đại xòe được ghi danh kỷ lục Việt Nam cùng các địa danh giàu bản sắc như: Trung tâm văn hóa Mường Lò, rừng chè cổ thụ Shan Tuyết Suối Giàng, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, rừng thông Trạm Tấu với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai. Nghĩa Lộ là điểm đến yêu thích của khách du lịch đi trekking, du lịch sinh thái, trải nghiệm văn hóa, là điểm dừng chân không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Tây Bắc.
Mường Lò- Nghĩa Lộ một địa danh hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. |
Tháng 2/2020, Chính phủ đã thông qua quyết định bổ sung tuyến nối thị xã Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài - Lào Cai vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuyến đường hiện đang được triển khai thi công, sau khi hoàn thành, thời gian di chuyển từ Hà Nội lên Nghĩa Lộ chỉ mất khoảng 3 giờ, bằng một nửa thời gian so với đi Sa Pa. Giới đầu tư nhận định, Nghĩa Lộ giống hệt Sapa cách đây 8 năm, khi đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai chưa thông xe, với cú hích từ hạ tầng và sức bật từ tiềm năng du lịch sẵn có, “nàng công chúa ngủ trong rừng” Nghĩa Lộ sẽ sớm được đánh thức, trở thành “miền đất hứa” mới đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư bất động sản.
Quảng trường trong dự án Golden Field Nghĩa Lộ dự kiến sẽ là nơi tổ chức các màn đại xòe Thái. |
Đón đầu xu hướng này, nhiều “ông lớn” bất động sản đã “nhanh tay” sở hữu các dự án đất vàng, hình thành một số khu đô thị du lịch mới, tổ hợp vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng quy mô hàng ngàn tỷ đồng như Eurowindow Holding, Sungroup, Viglacera, Vingroup, TH Group, Alphanam, Công ty CP Đầu tư & Phát triển nhà VNP…Trong đó, dự án Golden Field Nghĩa Lộ của VNP được kỳ vọng hơn cả do sở hữu vị trí trung tâm bên cánh đồng Mường Lò cùng quảng trường sinh thái rộng lớn, có thể tổ chức Xòe Thái lên tới cả vạn người.
Với sự hình thành các khu đô thị du lịch như Golden Field Nghĩa Lộ và các sản phẩm bất động sản du lịch mới lạ, shophouse, shoptel kết hợp dịch vụ, tiện ích all in one, hạ tầng du lịch Yên Bái, Tây Bắc nói chung, Nghĩa Lộ nói riêng sẽ có diện mạo hoàn toàn mới, góp phần tạo xung lực phát triển toàn vùng, thúc đẩy thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng “cất cánh”.