Bên trong ngôi nhà lớn nhất thế giới của Boeing

 Để chế tạo một đội máy bay chở khách khổng lồ, đòi hỏi một tòa nhà cũng lớn như vậy. Nhà máy Everett của hãng Boeing, nơi đã cho ra lò loại máy bay phản lực dân dụng thương mại nổi tiếng 747, là cấu trúc khép kín lớn nhất trên trái đất hiện nay. Ngôi nhà khổng lồ đó có những gì đặc biệt?

Lúc Boeing quyết định chế tạo ra chiếc máy bay phản lực 747 - chiếc máy bay lớn đến nỗi mà trên khắp thế giới người ta gọi nó bằng cái biệt danh "Jumbo Jet" - họ đã xây dựng hẳn một nhà xưởng khổng lồ để có thể chứa cùng lúc vài chiếc 747 như thế.

Năm 1967, hãng Boeing bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy Everett, nó nằm trong dự án Boeing 747 và các nhà phát triển cần tìm nơi rộng rãi để hạ đặt nhà máy. Khi đó, Bill Allen, vị giám đốc đầy quyến rũ của hãng Boeing đã nhận thức rằng tập đoàn cần phải có một không gian khổng lồ để có đủ chỗ xây dựng nên một đội bay với 400 chiếc máy bay chở khách.

Bên trong ngôi nhà lớn nhất thế giới của Boeing ảnh 1

Nhà máy Everett, nơi chuyên sản xuất ra những thế hệ máy bay mới nhất của hãng Boeing. (Ảnh: Getty Images).

Khảo sát chán chê rồi Boeing cũng chọn một thửa rừng rộng độ 22 dặm vuông (tương đương 35km2) nằm ở phía Bắc của thành phố Seattle, nơi này nằm gần một sân bay từng dùng làm căn cứ tác chiến dưới thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ II. Một bài viết đăng trên tờ báo địa phương Daily Herald đã mô tả lại sự kiện phi thường đó.

Theo ông Joe Sutter khi đó là kỹ sư trưởng của Dự án 747 thì địa điểm có nhà máy Everett tọa lạc chỉ có duy nhất một con đường nhỏ nằm tiếp nối với tuyến cao tốc gần nhất và không có liên kết với tuyến xe lửa nào. Trong cánh rừng toàn thấy gấu hoang đi rong.

Cùng lúc xây dựng cấu trúc nhà máy Everett thì hãng Boeing cũng đang bắt tay vào việc chế tạo ra nguyên mẫu chiếc máy bay thương mại lớn nhất thế giới, cũng như xây dựng cả khu chứa các máy bay đó. Ngày hôm nay, nhà máy Everett dễ dàng lấn lướt bất kỳ tòa nhà nào khác trên thế giới xét theo khối lượng, sách kỷ lục Guinness thế giới viết rằng nhà máy có thể chứa đến 13,3 triệu m3.

Ông David Reese, người chuyên hướng dẫn du khách tham quan nhà máy Everett tự hào kể: "Nhà máy của chúng tôi có thể bao trùm một số công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới. Chúng ta có những nơi nổi tiếng như Versailles, Vatican và Disneyland. Và quý vị hãy tưởng tượng rằng phải cần đến 13 sân vận động Wembley (London, Anh) mới nhét đầy vào nhà máy của chúng tôi". Nhà máy Everett đã giảm việc sản xuất ra loại máy bay chở khách 747, nhưng hôm nay nơi đây đang tập trung vào các mô hình máy bay chở khách khác như 767, 777 và 787.

Để chế tạo cả một đội máy bay đòi hỏi rất nhiều diện tích nội thất. Tòa nhà chính của nhà máy Everett rộng đến 39 ha, tức lớn gấp 30 lần quảng trường Trafalgar nổi tiếng của thủ đô London (Anh). Mỗi ca làm việc có đến 10.000 công nhân viên và chia làm 3 ca mỗi ngày. Trong suốt 24 giờ mỗi ngày, lượng người làm việc tại nhà máy Everett chỉ ít hơn chút ít tổng dân số của thành phố Alice Springs của Australia.

Ông David Reese đã công tác tại Boeing suốt 38 năm (có khoảng 11 nhân viên làm công tác hướng dẫn tham quan toàn bộ nhà máy) nhưng nói rằng ông vẫn nhớ như in ấn tượng về những ngày đầu tiên khi làm việc tại nhà máy Everett. Reese reo lên: "Chao ôi, buổi đầu với tôi thật choáng ngợp, và ngày nào cũng có sự thay đổi, hay ít nhất luôn có gì đó mới mẻ trong mỗi ngày". Nhà máy Everett lớn đến nỗi mà có nguyên một đội xe đạp tới 1.300 chiếc để giúp tiết giảm thời gian đi lại.

Tại nhà máy Everett còn có cả một đồn cứu hỏa và trạm xá, ngoài ra còn có một chuỗi quán cà phê và nhà hàng tạo thuận lợi trong vấn đề ăn uống của giới công nhân. Phía trên đầu là vô số cần cẩu chuyên dùng để di chuyển một số bộ phận linh kiện máy bay nặng nề trong quá trình lắp ráp. Hướng dẫn viên David Reese nhấn mạnh rằng các nhà điều hành Everett là những nhân sự có tay nghề lão luyện và được trả lương cao nhất.

Có nhiều quy tắc nghiêm ngặt để làm việc tại nhà máy, ngay cả chuyện tham quan cũng có quy tắc. Ông David Reese giải thích: "Chúng tôi yêu cầu mọi người đi giày dép phù hợp, vì thế các quý bà không được phép mang giày hở mũi hay giày cao gót. Nếu không tuân thủ, các quý bà, quý cô có thể té chỏng gọng, hay gãy chân; và cũng phải mang kính bảo hộ mọi lúc mọi nơi trong nhà máy".

Nhà máy Everett tự hào có một số đặc điểm kỳ thú. Ở đây có trang bị hệ thống thông gió, nhưng lại không có máy lạnh. Vào mùa hè, nếu trong nhà quá nóng, các công nhân chỉ đơn giản là mở toang các cửa lớn cho gió mát lùa vào. Vào mùa đông, với hiệu ứng của hơn một triệu bóng đèn cùng các thiết bị điện khổng lồ và một vạn con người làm việc khiến nhiệt độ bên trong trở nên ấm áp. Ông David Reese nhấn mạnh: "Tôi chỉ cần mặc áo len hay áo khoác nhẹ là đủ".

Có những lời đồn đãi rằng nhà máy cao đến nỗi như các đám mây đã hình thành trên nóc của nó, nhưng ông Reese bác bỏ tin này. Reese giải thích: "Nhà máy Everett đã được xây dựng khi chế tạo chiếc máy bay đầu tiên, và có một bức tường chưa được bao quanh. Chúng tôi cho rằng sương khói bên ngoài nhà máy và tích tụ lại trong tòa nhà, và nó như một dạng hiện tượng khói mù".

Ông David Reese nói tiếp: "Quý vị có thể hình dung hiện tượng mây ở nhà máy Everett là thế này: nó kiểu như có một vụ cháy rừng gần đó, và khói cháy bay tứ tung lan sang nhà máy. Ngoài ra khi chúng tôi hoàn thành một chiếc máy bay và muốn đưa nó ra khỏi nhà máy, máy bay sẽ được lái ra xa lộ đến một sân bay gần đó, và để tránh tài xế tham gia giao thông không bị giật mình bởi tiếng động cơ máy bay, chúng tôi thường làm điều đó vào ban đêm". Everett không chỉ là tòa nhà lớn nhất thế giới, mà còn ẩn chứa trong nó nhiều ngạc nhiên thú vị.

Theo An ninh Thế giới
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.