Bí ẩn bức tượng Lạc Sơn Đại Phật bốn lần rơi lệ trong lịch sử

Lạc Sơn Đại Phật, tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới đã bốn lần nhắm mắt và nhỏ lệ mỗi khi bách tính nguy nan.
Bí ẩn bức tượng Lạc Sơn Đại Phật bốn lần rơi lệ trong lịch sử

Lạc Sơn Đại Phật (tiếng Trung là 乐山大佛), còn có tên gọi khác là Lăng Vân Đại Phật hay Gia Định Đại Phật. Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở hợp lưu 3 con sông Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở phía nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Bí ẩn bức tượng Lạc Sơn Đại Phật bốn lần rơi lệ trong lịch sử ảnh 1

Tượng Lạc Sơn Đại Phật dựa vào vách đá Thê Loan.

Bức tượng đá này cao 71 mét, được xây dựng từ đời Đường Huyền Tông và phải mất gần một thế kỷ mới hoàn thành. Tượng Phật Di Lặc ngồi đối diện với núi Nga Mi, và có một dòng sông uốn quanh vách đá dưới chân của Phật.

Theo dân gian, trước khi tượng Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng, thuyền bè qua khu vực này thường chảy xiết, gặp tai nạn mà không rõ nguyên nhân. Một lão hòa thượng tên là Hải Thông nhiều lần chứng kiến dân lành gặp nạn, cho rằng có thủy quái ẩn mình nên đã kêu gọi dân chúng hợp sức xây dựng tượng Phật nhằm trấn hung.

Từ sau khi tượng Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng, thuyền bè qua lại thuận lợi hơn, không còn xảy ra những vụ đắm thuyền như trước đây nữa. Có lẽ vì được xây dựng với hi vọng bảo vệ dân lành nên mỗi khi có tai ương lớn xảy ra, Phật Di Lặc đều nhắm mắt rơi lệ.

Lần đầu tiên người ta chứng kiến Phật Di Lặc rơi lệ vào năm 1962. Đây là thời gian đỉnh điểm của nạn đói tại Trung Quốc, ba năm liền xảy ra hạn hán, bách tính không có đủ lương thực sử dụng. Trong số 43 triệu người tại Trung Quốc, riêng tỉnh Tứ Xuyên có gần 10 triệu người. Xác người được gói lại trong các tấm chiếu rồi mang thả trôi sông.

Bí ẩn bức tượng Lạc Sơn Đại Phật bốn lần rơi lệ trong lịch sử ảnh 2

Đức Phật đổ lệ năm 1962.

Chính thời điểm này, bức tượng Phật đã nhắm mắt lần đầu tiên, đổ lệ vì hàng triệu thi thể các con dân trôi xuống khu vực hợp lưu của 3 con sông từ phía thượng nguồn.

Năm 1963, số người chết do nạn đói vẫn tiếp tục tăng lên, tượng Phật Di Lặc lại rơi lệ lần thứ hai. Nhiều người còn chụp được ảnh tượng Phật đang khóc và lan truyền đi khắp nơi.

Chính phủ Trung Quốc đã chỉ thị tu sửa lại bức tượng, dù tiêu tốn gần 6.5 triệu đô la nhưng vệt nước mắt trên khuôn mặt Đức Phật vẫn không bị phai mờ.

Bí ẩn bức tượng Lạc Sơn Đại Phật bốn lần rơi lệ trong lịch sử ảnh 3

Vệt nước mắt trên khuôn mặt Đức Phật vẫn không phai mờ.

Tháng 7 năm 1976, trận động đất kinh hoàng tại Đường Sơn đã cướp đi sinh mạng của 255 nghìn người dân Trung Quốc. Lúc này, Lạc Sơn Đại Phật lại nhắm mắt và rơi lệ, thậm chí gương mặt Người còn giận dữ như trách ông trời không công bằng với muôn dân.

Năm 1994, bức tượng Phật lại một lần nữa đau buồn. Nhiều du khách khẳng định đã nhìn thấy tượng Phật khóc, thậm chí cả khuôn mặt, hàm và thân thể của Người dường như đang rung chuyển.

Nhưng ngay sau khi các thuyền cập bến, cơ mặt tượng Phật như giãn ra, khóe miệng mở rộng như đang mỉm cười, dù hàng lệ vẫn vương trên gương mặt.

Khi ấy, một vị sư phụ truyền giảng Phật Pháp và một vài đệ tử cũng chứng kiến cảnh tượng này. Một trong các đệ tử hỏi ông tại sao Đức Phật lại khóc, ông trả lời: “Đức Phật nói với ta rằng Ngài đang lo lắng và buồn thay cho nhân thế vì không còn kính Phật như xưa”. Còn ngài cười vì có lẽ nhận thấy cao nhân kia thấu hiểu được lòng Phật.

Bí ẩn bức tượng Lạc Sơn Đại Phật bốn lần rơi lệ trong lịch sử ảnh 4

Lạc Sơn Đại Phật thu hút hàng triệu khách du lịch tới thăm mỗi năm.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã nhiều năm nghiên cứu nhưng vẫn chưa lý giải được tại sao tượng Phật lại đổ lệ mỗi khi có tai ương. Tuy nhiên, Lạc Sơn Đại Phật vẫn là biểu tượng tinh thần nói chung với người Trung Quốc nói chung và Tứ Xuyên nói riêng. Hàng năm, Lạc Sơn Đại Phật thu hút hàng triệu khách du lịch tới tham quan và thờ khấn Phật, mong Ngài ban phước lành cho muôn dân.

Danh Tuyên

Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.