Bí ẩn đầy ma thuật của cây vĩ cầm Stradivarius huyền thoại

Trong vòng 300 năm nay, các nhạc công và những nhà khoa học vẫn không thể lý giải được chất lượng âm thanh có một không hai của loại đàn violin do các nghệ nhân Italy như Antonio Stradivari và Giuseppe Guarneri del Gesu tạo ra.
Bí ẩn đầy ma thuật của cây vĩ cầm Stradivarius huyền thoại

Các nhà khoa học trên thế giới không ngừng tranh cãi về bí kíp tạo ra âm thanh tuyệt vời của những cây đàn do nghệ nhân người Italy Antonio Stradivari và Giuseppe Guarneri del Gesu làm ra.

Bí ẩn đầy ma thuật của cây vĩ cầm Stradivarius huyền thoại - anh 1

Nghệ nhân người Italy Antonio Stradivari

Có người cho cây đàn được tạo ra từ một loại gỗ đặc biệt, người thì cho do chất keo dính. Một số nhà bác học lại cho rằng Stradivari sử dụng một loại chất khoáng đặc biệt để giết các con mọt và nhờ thế âm thanh hay hơn.

Antonio Stradivari (1644 – 18/12/1737) là một nghệ nhân làm đàn người Ý chuyên về các nhạc cụ bộ dây như violin, cello, guitar và harp.

Stradivari được thế giới nghệ thuật coi là nghệ nhân nổi tiếng nhất trong lĩnh vực của mình.

Các nhạc cụ do ông làm ra được gọi bằng cái tên Stradivarius (tên Latin hóa của nghệ nhân) và hiện nay chúng đều được coi là những báu vật của các nghệ sĩ biểu diễn và các dàn nhạc.

Cho đến khi, vào năm 2008, một bác sĩ Hà Lan và nhà sáng chế violin từ Arkansas cho rằng họ đã giải mã được bí ẩn sau khi so sánh 5 cây đàn cổ điển và 8 cây đàn hiện đại bằng máy chụp CT, thường dùng để khám cho bệnh nhân.

Nhờ biện pháp này họ có thể phân tích những đặc điểm thể chất của cây đàn mà không gây tổn hại tới nhạc cụ trị giá hàng triệu USD.

Kết quả cho thấy có một sự khác biệt lớn trong mật độ hạt gỗ ở những cây đàn cổ điển và hiện đại.

Do sự khác biệt trong độ dày của gỗ ảnh hưởng tới độ rung và chất lượng âm thanh, nên phát hiện này có thể lý giải sự vượt trội của đàn violin Stradivarius.

Đến năm 2012, các nhà nghiên cứu Đức và Pháp vừa công bố phát hiện mới về lớp verni của câu đàn vĩ cầm huyền thoại Stradivarius, theo đó âm thanh hoàn hảo có được không phát ra từ lớp véc-ni sáng bóng này.

Bí ẩn đầy ma thuật của cây vĩ cầm Stradivarius huyền thoại - anh 2

Năm 1988, một nhóm nghiên cứu phân tích mẫu verni từ một cây cello sản xuất năm 1711, phát hiện một lớp verni cực mỏng có thành phần hóa học giống loại tro núi lửa dùng để sản xuất xi măng ở Bắc Italy. Có lẽ Stradivari đã trộn tro này với lòng trắng trứng gà và nước để tạo nên thùng đàn có âm thanh huyền diệu.

Tuy nhiên, sau nhiều năm dày công nghiên cứu và tìm hiểu những lớp véc-ni của cây đàn Stradivarius, các nhà khoa học Pháp và Đức vừa công bố tìm ra được sự thật về lớp véc-ni bóng và thật thú vị, âm thanh réo rắt của cây đàn có được không phải từ lớp verni.

Bí ẩn đầy ma thuật của cây vĩ cầm Stradivarius huyền thoại - anh 3

Cây vĩ cầm Stradivarius là loại nhạc cụ đắt nhất thế giới

Nghệ nhân bậc thầy tạo ra cây đàn vĩ cầm lừng danh đã sử dụng hai vật liệu vô cùng bình thường và phổ biến ở thế kỷ 18 trong quá trình tạo ra cây vĩ cầm: dầu và nhựa thông.

Âm thanh tuyệt diệu cùng hàng trăm câu hỏi xoay quanh bí quyết tạo âm tuyệt vời đó của các nghệ nhân Italy như Antonio Stradivari và Giuseppe Guarneri del Gesu khiến cho cây vĩ cầm Stradivarius trở thành huyền thoại hàng trăm năm qua.

Điều này lý giải tại sao, cây vĩ cầm Stradivarius là loại nhạc cụ đắt nhất thế giới. Nó được bán với giá 15,9 triệu USD năm 2011.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

- Bandari - Ban nhạc dệt nên những tuyệt phẩm mê đắm tâm hồn

- Những bí mật thần kỳ của Âm nhạc

- Paul Mauriat - Người dệt nên những phím nhạc chạm góc tâm hồn

- Thần đồng guitar Hàn Quốc Sungha Jung và bí mật tuổi thơ chưa kể

Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Joan Agajanian Quinn tại căn nhà ở Beverly Hills của bà
Hơn nửa thế kỷ, nhà sưu tập Joan Agajanian Quinn là trái tim của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.