Bí ẩn về sự tồn tại của người rừng

Những đứa trẻ “người rừng” là những đứa trẻ lớn lên trong môi trường tự nhiên, cách biệt hoàn toàn với nền văn minh nhân loại và không có bất kỳ sự tiếp xúc nào với con người.
Bí ẩn về sự tồn tại của người rừng

Kamala và Amala

Bí ẩn về sự tồn tại của người rừng ảnh 1

Hai cô bé này là trường hợp nổi tiếng nhất về những đứa trẻ hoang dã thời hiện đại. Hai bé được tìm thấy năm 1920 vào một ngày tháng 10, ở phía Tây của ngôi làng hẻo lánh Calcutta. Dân làng sửng sốt khi thấy rằng tại một khu vực dành cho chó sói, họ tìm thấy hai bé gái đang được sói mẹ cho ăn cùng với đàn sói con. Không ai biết điều gì đã xảy ra với các bé gái và bằng cách nào mà họ lại được nuôi dưỡng bởi những con sói, nhưng có một điều chắc chắn: hàm các bé gái đã biến dạng, có răng nanh dài, và chi tiết kỳ lạ nhất là đôi mắt của các bé tỏa sáng trong bóng tối với ngọn lửa màu xanh kỳ lạ của loài mèo và loài chó.

Dân làng ngay lập tức bắn và giết chết sói mẹ để đưa bé gái về, sau đó họ đặt tên cho hai bé là Kamala và Amala. Hai bé ước tính có độ tuổi từ 2 đến 8, và đã được đưa đến nhà thờ truyền giáo Anglican.

Amala đã mất vài năm sau đó, nhưng Kamala vẫn sống cho đến năm 1929. Cô bé đã bỏ được thói quen ăn các thứ bẩn thỉu, học được cách đứng thẳng và có thể sử dụng khoảng 50 từ.

Cô bé gấu ở Fraumark

Trong thực tế không có nhiều trường hợp con người được nuôi dưỡng bởi gấu, nhưng có một bé gái đã được xác nhận là được nuôi bởi chính những con gấu trong rừng. Một nhóm thợ săn đã bị sốc khi thấy một bé gái xông vào tấn công họ sau khi họ bắn chết một con gấu mẹ. Cô bé đã được đưa đến một cơ sở từ thiện nhưng không bao giờ chấp nhận thức ăn nấu chín. Cô bé chỉ ăn thịt sống và vỏ cây.

John Ssebunya - cậu bé người khỉ

Năm 1991, một người dân địa phương Uganda đi vào rừng để kiếm củi đã thấy một cậu bé đang sống chung với một đàn khỉ hoang dã. Người này đã quay trở về làng để tìm sự giúp đỡ và sau đó cậu bé đã được đưa về ngôi làng. Dân làng sớm nhận thấy đầu gối cậu bé gần như trắng hoàn toàn do đi bộ như một con khỉ, có móng tay cong dài và thậm chí không chịu ở trong nhà.

Sau khi được tắm rửa sạch sẽ, cậu bé được xác định là John Sesebunya, một đứa trẻ đã mất tích vào năm 1988, khi cha cậu bé giết mẹ. Khi đó cậu bé mới chỉ 2 tuổi. Ở trong rừng và những con khỉ đã đi đến cạnh cậu bé, cung cấp rễ cây và các loại hạt, khoai lang cho cậu bé. Trong cuộc sống tự nhiên, những con khỉ đã dạy cậu cách tìm thức ăn, leo cây và sống theo bầy đàn. Cậu bé lớn lên với một cuộc sống bình thường và đã chuyển đến Anh khi 21 tuổi.

Cậu bé linh dương Syrian Gazelle

Jean-Claude Auger là một nhà nhân chủng học người Baxcơ, và một ngày khi ông đi du lịch qua sa mạc Sahara, ông đột nhiên để ý thấy một cậu bé mảnh mai đang phi nước đại với vận tốc đáng kinh ngạc trong một cuộc biểu diễn của những con linh dương trắng. Cậu bé chạy bằng cả chân và tay, nhưng đôi khi cũng chạy trong tư thế đứng thẳng. Cậu bé theo bản năng co giật cơ bắp, da đầu, mũi và tai, giống hệt với các con vật trong đàn gia súc khi phản ứng với tiếng ồn. Cậu bé ăn rễ cây, có những cạnh răng cho thấy một chế độ ăn của động vật ăn cỏ. Người dân đã cố gắng bắt cậu bé vào năm 1966, nhưng không thành công.

Bí ẩn về sự tồn tại của người rừng ảnh 2


Cô bé người rừng Marie-Angélique Memmie Le Blanc

Cô bé người rừng này được phát hiện ở gần làng Songi, khu Chalôns, một quận thuộc Pháp ở Champagne, vào buổi tối chập choạng tháng 9-1731. Người ta thấy cô đi ra từ phía rừng, mang theo một cây gậy làm vũ khí và đang tìm nước để uống. Dân làng phát hoảng, họ đem chó ra dọa nhưng chỉ với một nhát gậy, cô bé đã làm chú chó chết ngay tại chỗ. Rồi cô trèo lên ngọn cây và ngủ thiếp đi. Khi được báo tin này, ngài tử tước Viscount d'Epinoy trong vùng vô cùng tò mò về đứa trẻ và ra lệnh phải bắt cho bằng được cô bé người rừng. Cô bé được đưa đến lâu đài của ngài Viscount d'Epinoy và được đặt tên là Marie-Angélique Memmie Le Blanc. Chân cô gái không đi giày dép mà chỉ mặc một chiếc váy làm từ da động vật. Có một cái lá trên đầu trông như một cái mũ. Cô bé đeo một sợi dây chuyền, quàng quanh người một cái túi cũng làm từ da động vật. Trong túi có một chiếc gậy và một con dao với những ký tự kỳ lạ trên chuôi mà không ai giải mã được. Thân thể đen đúa của cô khiến người ta nghĩ cô là người da màu. Nhưng sau khi tắm rửa, họ phát hiện cô là một người da trắng. Cô có đôi mắt màu xanh da trời và chạc 9, 10 tuổi. Bàn tay cô có hình dạng bất thường với những ngón tay thô và to. Cách duy nhất để cô giao tiếp với thế giới xung quanh là thông qua những tiếng rít và tiếng la hét. Mọi người đã rất ngạc nhiên khi chứng kiến Memmie ăn tươi nuốt sống những con chim trong nhà bếp. Nhà Viscount đưa cô bé cho một trung tâm chăm sóc nhưng cô thường xuyên bỏ trốn, thậm chí có lần cô còn trốn lên trên một ngọn cây cao giữa cơn bão tuyết.

Sau đó, cô được đưa đến Bệnh viện Đa khoa St. Maur. Đầu tiên, cô rất hay la hét và trừng mắt dọa nạt mọi người. Nhưng dần dần, cô đã “thuần hóa” hơn và bắt đầu tiến bộ dần trong việc học tiếng Pháp, chứng tỏ cô không những khá thông minh mà cô còn biết nói trước khi “bị bỏ rơi”.

Nhưng tình trạng sức khỏe và tinh thần của cô bé bất hạnh gặp phải nhiều vấn đề trong thời gian được chăm sóc ở Bệnh viện St. Maur. Ở nhà Viscount d'Epinoy chế độ ăn uống của cô bé gồm thịt sống và rau củ, nhưng thịt chín và những thức ăn được nấu với gia vị đã gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cô khiến răng và móng tay rụng dần, sức khỏe của cô yếu đi trông thấy. Các bác sĩ cho rút bớt máu để giảm bớt áp lực vào dạ dày nhưng điều này chỉ làm cho cô ốm thêm. Sau khi ngài Viscount d'Epinoy chết, cô bé được đưa đến một tu viện kín ở Châlons.

Khả năng Memmie là một đứa trẻ không may bị bắt trong chuyến buôn nô lệ xuyên Đại Tây Dương thời đó không thể bị loại bỏ. Nhưng có thể sự thật không ly kỳ như trong tiểu sử của Memmie, cô chỉ là một đứa trẻ người Pháp bị bỏ rơi trong rừng khi còn bé và những ký ức sau này của cô là những ký ức sai. Đến nay, nguồn gốc của cô bé người rừng mãi mãi vẫn là một điều bí ẩn.

Tuệ Linh

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.