Lỗ đen?
Trong thiên văn học, lỗ đen (hay hố đen, black holes) là một vùng trong không gian, thời gian có lực hấp dẫn lớn đến mức không để cho một dạng vật chất nào (kể cả ánh sáng) thoát ra khỏi mặt biên của nó.
Lỗ đen (Black Holes) khổng lồ trong vũ trụ |
Sức mạnh khủng khiếp của Lỗ đen |
Với tốc độ cuốn 900 triệu dặm/giờ (tương đương 1.448.409.600 km/h), lỗ đen có thể nuốt chửng mọi thứ ở khoảng cách gần. Do đó, chúng được mệnh danh là “kẻ giết người vô hình” của vũ trụ.
Sự hình thành Lỗ đen
Theo lý thuyết, lỗ đen hình thành từ hàng tỷ sao có khối lượng lớn trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa. Sau khi hình thành, cùng với năng lượng ngày càng lớn, chúng tiếp tục 'nở' ra bằng cách “ăn” mọi vật chất xung quanh.
Không vật chất nào thoát khỏi, kể cả ánh sáng |
Vật chất bị cuốn vào Lỗ đen với tốc độ khủng khiếp |
Vùng không gian của lỗ đen lớn và mạnh tới mức có thể cuốn mọi vật chất vào biên của nó với tốc độ kinh hoàng.
Điều này giống với việc bạn gặp một đoạn đường cong mà dù muốn hay không bạn cũng sẽ phải đi theo nó vì đơn giản là bạn không thể đi thẳng.
Vật chất rơi vào lỗ đen sẽ va chạm và ma sát với nhau trở thành trạng thái plasma phát ra cường độ cực lớn, khiến cho lỗ đen trở thành vật thể sáng nhất vũ trụ.
Lỗ đen siêu khủngcách Ngân Hà khoảng 30.000 năm ánh sáng |
Các dự án khảo sát cho thấy đa phần tại trung tâm thiên hà lớn đều tồn tại ít nhất một lỗ đen khổng lồ. Trong khi đó, ngoài vũ trụ, tồn tại một lỗ đen có kích thước siêu khủng, gấp 30 tỷ lần Mặt trời của chúng ta.
Kích thước ‘siêu khủng’
Lỗ đen được phân loại theo nhiều kích thước khác nhau, từ khổng lồ (có khối lượng gấp hàng chục tỷ lần Mặt trời) đến cực nhỏ, siêu nhỏ và vi mô.
Theo các nhà khoa học, trong vũ trụ tồn tại vô số các lỗ đen, trong số đó có hai lỗ đen có khả năng chứa đựng khối lượng của 10 tỷ Mặt trời.
Lỗ đen gần dải Ngân Hà của chúng ta |
Gần đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện một lỗ đen siêu khổng lồ, có tỷ trọng tương đương 17 tỷ lần Mặt trời. Hố đen này thuộc chòm sao Anh Tiên, nằm giữa trung tâm của thiên hà NGC1277 và cách Trái đất 220 triệu năm ánh sáng.
‘Kẻ giết người vô hình’ của vũ trụ
Bên trong chân trời sự kiện của lỗ đen, lực hấp dẫn của nó lớn tới mức vô hạn. Chính vì thế, lỗ đen có thể 'xé rách' mọi vật có kích thước, làm biến dạng ánh sáng và không gian... tại những nơi mà nó đi qua (có chăng chỉ chừa các hạt cơ bản).
Chân trời sự kiện |
‘Chân trời sự kiện’ là thuật ngữ mà các nhà khoa học chỉ tới biên phía trong của một lỗ đen. Tất cả các loại vật chất nếu nằm dưới giới hạn của chân trời sự kiện đều không thể vượt ra ngoài để đến với người quan sát.
Thực tế là chúng ta không có cơ may sống sót nếu bị lọt vào một lỗ đen, và cả các vật thể chúng ta mang theo cũng như vậy. Vì vậy, sẽ chẳng có tàu thăm dò nào cho chúng ta biết điều gì xảy ra bên trong một lỗ đen.
Sự thật thú vị về Lỗ đen
Albert Einstein không phải là người đầu tiên ‘tìm ra’ lỗ đen với Lý thuyết lỗ đen được công bố năm 1916. Trước đó, năm 1783, một nhà khoa học tên là John Mitchell đã phát triển một lý thuyết nói về một khoảng không – thời gian trong vũ trụ mạnh tới mức ánh sáng không thể không bị nó cuốn vào.
John Mitchell là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của Lỗ đentrước cả Einstein |
Ở giữa dải Ngân Hà của chúng ta có một lỗ đen khổng lồ tồn tại. Cách Ngân Hà khoảng 30.000 năm ánh sáng. Và có độ lớn gấp 30 tỷ lần Mặt trời.
Lỗ đen gần Trái đất nhất cũng cách hành tinh chúng ta 1.600 năm ánh sáng.
Hình ảnh lỗ đen gần Trái đất |
Lỗ đen khiến thời gian bị chậm lại.
Thời gian bị chậm lại nếu bị rơi vào lỗ đen |
Không phải lỗ đen nào cũng có màu đen. Và trong vũ trụ có nhiều dạng lỗ đen. Các nhà thiên văn học đã chỉ ra rằng, lỗ đen có nhiều biến thể khác nhau.
Các dạng lỗ đen |
Tuy nhiên, nhiều nhà thiên văn học tin rằng, lỗ đen có thể tạo ra dạng vật chất cần thiết cho sự hình thành sự sống như sắt, cacbon...
Lỗ trắng |
Hố đen ‘sinh ra’ Lỗ Trắng (White Holes). Các nhà khoa học đưa ra lý thuyết rằng, lỗ đen vừa ‘ăn’ vật chất, vừa ‘nhả’ vật chất ra ngoài. Và vật chất bị ‘nhả’ ra ngoài Lỗ đen được các nhà khoa học gọi là lỗ trắng. Tuy nhiên, cho đến nay, lý thuyết này vẫn còn nhiều điểm nghi vấn và vẫn chỉ là giả định.