Công trình kiến trúc nổi tiếng
Tử Cấm Thành thuộc trung tâm Bắc Kinh ngày nay là cung điện của hai triều đại phong kiến Trung Quốc cuối cùng là nhà Minh và nhà Thanh.
Nơi đây được xây dựng từ thế kỷ 15 và 16 bằng những tảng đá khổng lồ và được chạm khắc hình hoa văn. Trong đó có những tảng đá nặng hơn 220 tấn, thậm chí còn hơn 330 tấn.
Tử Cấm Thành |
Có 9.999 phòng trong Tử Cấm Thành bởi số 9 được cho là con số may mắn của người Trung Quốc.
Có 9.999 phòng trong Tử Cấm Thành |
Vào cuối thế kỷ 18, khoảng 9.000 người sống trong Tử Cấm Thành bao gồm hoàng đế , hoàng hậu, cung tần, mỹ nữ, thành viên hoàng tộc, thái giám...
Triều đại nhà Thanh bắt đầu với 9.000 thái giám |
Triều đại nhà Thanh bắt đầu với 9.000 thái giám phục vụ hoàng đế, phi tần.... Đến khoảng năm 1908, số thái giám giảm xuống còn 1.500 người. Tinh hoàn của những thái giám trong Tử Cấm thành được bảo quản trong các lọ ướp xác. Sau khi các hoạn quan qua đời, tinh hoàn đó sẽ được chôn cất cùng họ.
Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh từ năm 1420 – 1912.
Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1987 và cũng được công nhận là một trong những quần thể bằng gỗ lâu đời nhất thế giới.
Bí ẩn lãnh cung trong Tử Cấm Thành
Vào thời Minh, Thanh, chỉ cần làm bậc thiên tử phật lòng, hay vì những lý do khác nhau mà phạm điều cấm kỵ, dù là chính cung hoàng hậu hay phi tần đều có nguy cơ bị thất sủng và giam cầm trong cấm thất chờ chết. Nơi ấy được gọi là “lãnh cung”.
Lãnh cung cho tới nay vẫn còn là bí ẩn |
Bởi vậy, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi “lãnh cung” trong Tử Cấm Thành thực chất nằm ở đâu? Có học giả cho rằng, lãnh cung thực chất là một nơi không cố định, dùng làm nơi giam cầm các Vương phi, hoàng tử. Lại có quan điểm cho rằng, cung Càn Thanh và cung Trường Xuân chính là chốn bí ẩn này.
Những sử liệu triều Minh, Thanh cho thấy, trên thực tế, không bức hoành phi nào trong Tử Cấm Thành đề hai chữ “lãnh cung”, cũng có nghĩa, tên gọi này không được dùng để đặt cho một cung thất cụ thể. Chỉ một vài nơi được sử dụng như lãnh cung thực sự trong hai triều Minh, Thanh xưa.
Vào cuối triều Minh, Thành Phi Lý thị - một “bóng hồng” của Thiên Khải hoàng đế vì đắc tội với thái giám “quái thai” Ngụy Trung Hiền nên bị đuổi từ cung Trường Xuân sang cung Càn Tây tại phía Tây Ngự Hoa Viên.
Bà phải chịu kiếp đơn côi, tủi nhục trong suốt bốn năm tại đây. Ngoài Lý thị, còn có ba người nữa như Định Phi, Khác Tần... cũng bị giam cầm tại nơi này. Vì vậy, Càn Tây chính là “lãnh cung” thời bấy giờ.
Theo lời kể của thái giám, vào những năm Quang Tự triều Thanh, trước khi bị Từ Hy thái hậu đẩy xuống giếng sâu, Trân Phi đã bị Lão Phật Gia giam cầm tại Bắc Tam Sở, phía Bắc Cảnh Kỳ Các.
Nơi này hiện đã bị sụp đổ và chính là khu vực nằm trong Sơn Môn, phía Tây giếng Trân Phi ngày nay. Nếu những lời kể trên của hoạn quan là thực, thì Bắc Tam Sở cũng được xem là “lãnh cung” trong Thanh triều.
Bí ẩn các hồn ma trong Tử Cấm Thành
Không chỉ giới hoàng tộc, Tử Cấm Thành còn là nơi sinh sống của nhiều phi tần và người hầu, những người sẵn sàng phản bội, hãm hại nhau để tranh giành địa vị, quyền lực. Đã có hàng nghìn người bị giết hại trong thời gian phục dịch, sinh sống ở đây. Với lịch sử “đẫm máu” như vậy, không lạ khi có nhiều người đang làm việc ở Tử Cấm Thành cho rằng từng nhìn thấy các hồn ma lởn vởn trong hoàng cung.
Hồn ma trong Tử Cấm Thành là đề tài được người dân Bắc Kinh bình luận sôi nổi. Ảnh minh họa |
Vào năm 1995, một quân nhân từng phục vụ trong Tử Cấm Thành kể lại, vào một buổi chiều tháng 10, hai đồng sự của anh ta đã đụng độ với một hồn ma. Họ chạy vào phòng trực lúc 9 giờ tối với tình trạng sợ hãi tột độ. Quân nhân này được coi là người đầu tiên nhìn thấy “ma” trong lúc làm việc.
Một câu chuyện khác kể lại rằng, nhóm tuần tra đã gặp một người phụ nữ tóc dài vận áo choàng đen trong hoàng cung. Họ hét lên gọi người phụ nữ này, tuy nhiên cô ta lại chạy đi.
Phán đoán đây không phải là người làm việc trong Tử Cấm Thành và có thể là một tên trộm, họ đã đuổi theo và cô gái luôn giữ khoảng cách tầm 30 mét. Cuộc rượt đuổi kết thúc khi hai người lính gác dồn được cô gái vào trong góc một căn phòng bị khóa. Khi họ yêu cầu cô gái này quay mặt ra, họ đã bị sốc đến mức làm rơi cả đèn pin khi người hiện ra trước mặt họ không hề có mặt mà chỉ có tóc đen phủ quanh mà thôi.
Cho tới nay, vẫn chưa có bất kỳ cuộc điều tra khoa học nào diễn ra trong Tử Cấm Thành để nghiên cứu về các “hồn ma”. Nguyên do là vì người dân đã có niềm tin quá lớn vào sự tồn tại của những hiện tượng siêu nhiên, mặt khác cũng vì chính sách bảo vệ của chính phủ Trung Quốc. Vì vậy mà, tấm màn bí ẩn về những điều kì quái diễn ra mỗi khi màn đêm bao phủ quanh Tử Cấm Thành vẫn còn đó và tiếp tục phát triển.
Anh Phương (TH)
Xem thêm:
- Khám phá vẻ đẹp cổ kính của thành phố thiên đường Dubrovnick
- Hội An lọt Top 10 điểm đến lãng mạn nhất thế giới năm 2015